Nghi binh giỏi, căng mỏng địch ra mà đánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi nhận định, đánh giá tình hình lực lượng địch ở miền Nam cuối năm 1974, đầu năm 1975, Bộ Chính trị cho rằng, từ khi Mỹ rút quân đội viễn chinh khỏi miền Nam, các lực lượng quân đội Sài Gòn đã suy yếu, tình hình có lợi cho cách mạng để quân và dân mở các chiến dịch lớn tiến công giải phóng từng phần tiến đến giải phóng toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
 

Ảnh: Tư Liệu
Ảnh: Tư Liệu

Tây Nguyên là điểm yếu nhất của địch nhưng lại là địa bàn chiến lược quan trọng mà cả ta và địch đều chú trọng. Để mở màn chiến dịch Tây Nguyên, vấn đề đặt ra là phải chọn huyệt đạo để đánh trúng, nhằm làm cho toàn bộ cơ thể của nó bị tê liệt, ta mới làm chủ được tình hình, đưa địch vào thế bị động. Xét thấy Buôn Ma Thuột-Đak Lak, lực lượng địch mỏng, dễ bị cô lập, viện binh khó cơ động kịp thời, chúng ta quyết tâm chọc thủng tuyến phòng thủ này để làm lung lay toàn bộ các khu vực phòng thủ khác của địch ở Tây Nguyên. Trong khi đó, lực lượng chủ lực của Quân đoàn II Ngụy đang còn loay hoay ở Bắc Tây Nguyên với những tin tình báo không mấy chính xác về lực lượng Quân Giải phóng, khiến cho chúng đưa ra những nhận định bâng quơ, rằng Việt Cộng có thể tấn công vào Pleiku và Kon Tum nên ra sức đưa các đội quân chủ lực chốt chặn những điểm xung yếu trong khu vực. Khi đi thị sát các mặt trận về, cuối cùng tướng Phú-Tư lệnh Quân đoàn II, trong giờ phút quan trọng vẫn không quyết định đưa Sư đoàn 23 về trấn giữ thị xã Buôn Ma Thuột trước khi ta chuẩn bị tiến công mở màn chiến dịch. Điều đó, có một phần công lao rất lớn của các đơn vị và địa phương thực hiện sách lược nghi binh, kéo căng địch ra từng phần nhỏ, giam chân chúng ở những điểm phụ cận. Trong binh pháp của cha ông ta, cho rằng, bí mật, nghi binh giỏi là thành công một nửa, vì làm cho địch mất tập trung vào điểm chính, không dự đoán được chiến thuật, sức mạnh của ta như thế nào để có kế sách phòng thủ, chống lại nên hoàn toàn bị động và dễ bị thất thủ nếu ta tấn công. Dùng kế nghi binh ấy trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, ta đã thành công khi cho các lực lượng quân đội, dân quân mở đường, kéo pháo ra vào ở các điểm trọng yếu Bắc Tây Nguyên khiến địch lầm tưởng Quân Giải phóng sẽ đánh mạnh vào khu vực này.

Trong tài liệu lịch sử cách mạng, chúng ta đã thừa nhận các hoạt động nghi binh ở vùng Bắc Tây Nguyên diễn ra từ cuối năm 1974, khi mà Trung đoàn 7 Công binh 559 mở thông đường 220 nối đường 14 Bắc Võ Định với đường 19 gần đèo Mang Yang sau khi vòng qua Đông Bắc thị xã Kon Tum. Các Sư đoàn 10, Sư đoàn 320, những đơn vị mà địch theo dõi thường xuyên sự di chuyển, cũng đã để lại một bộ phận lực lượng hoạt động ở đường 19 phía Tây Pleiku; các hệ thống điện đài được cài cắm lại thường phát đi những mệnh lệnh giả, các trận địa pháo giả cũng giương nòng như sẵn sàng chiến đấu. Nhân dân trong các vùng giải phóng làm cờ hoa chuẩn bị cho ngày mừng chiến thắng; đồng thời phao tin vào các vùng dân cư đô thị là Quân Giải phóng chuẩn bị tiến công vào thị xã Pleiku, Kon Tum…

Từ đầu tháng 3-1975, một số đơn vị bộ đội chủ lực và địa phương của ta liên tục tấn công vào một số cứ điểm then chốt trên đường 19, đường 14, đường 21 khiến địch phải điều động các lực lượng quân chủ lực để đối phó. Ý đồ căng mỏng lực lượng địch ra từng mảng, tạo thế để Quân Giải phóng dễ bề tiếp cận trận địa chính trên hướng Buôn Ma Thuột. Đến ngày 8-3-1975, các tỉnh Tây Nguyên cơ bản đã bị ta bao vây, cô lập với vùng Duyên hải miền Trung về đường bộ, chỉ riêng con đường 7 đã bị hư hỏng nặng, chúng ta chưa để mắt đến. Thế trận Tây Nguyên đã được sắp đặt một cách cẩn thận với các phương án tác chiến ưu thế được bày sẵn.

Khi đã lâm thế, quân địch đã lúng túng, nhận định sai lầm nên chúng để mất Buôn Ma Thuột chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ trong trận mở màn của quân ta và buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cùng các cố vấn Mỹ đưa ra những quyết sách có lợi cho cách mạng miền Nam bấy giờ. Kế hoạch tái chiếm Buôn Ma Thuột thất bại, Tổng thống Thiệu vội vã đưa ra quyết định bỏ Tây Nguyên, rút toàn bộ Quân đoàn II về cố thủ vùng Duyên hải miền Trung, biến cuộc di tản thành cuộc tháo chạy tán loạn. Thừa thắng xông lên, quân và dân Tây Nguyên đã nhất tề nổi dậy giải phóng quê hương, tạo nên một khí thế chưa từng có trong lịch sử. Mất Tây Nguyên, quân đội Sài Gòn hoang mang cực độ, nhân dân các tỉnh đồng bằng bắt đầu vùng lên phối hợp cùng với các cánh quân từ Tây Nguyên tiến về như thác đổ và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nổ ra đã nhanh chóng làm sụp đổ hoàn toàn chế độ Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn kéo dài suốt 20 năm.

Chỉ với một đòn “tử huyệt” ở Tây Nguyên bằng lối nghi binh khôn khéo đã kéo căng quân địch ra và hạ cú nốc ao chính xác làm tan rã cả một hệ thống binh hùng tướng mạnh thuộc chế độ Sài Gòn. “Một ngày bằng hai mươi năm” là vậy!

Hoàng Linh Việt

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.