Duy trì sắc hoa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở cái mốc được đánh giá là “thời của hoa công nghệ cao” như hiện nay, những loại hoa bản địa đã và đang dần mờ nhạt trên thị trường mỗi dịp xuân về Tết đến. Cả người trồng lẫn người chơi, đa phần đều hướng đến các giống hoa mới lạ, ngoại nhập. Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những giọt mồ hôi thầm lặng, cố gắng duy trì sắc hoa truyền thống bằng cả tình yêu và tâm huyết của mình.

 Ông Phan Chứ khoe giống hoa vạn thọ cánh trấu, bông vàng mà ông rất thích trồng. Ảnh: Hồng Thi
Ông Phan Chứ khoe giống hoa vạn thọ cánh trấu, bông vàng mà ông rất thích trồng.
Ảnh: Hồng Thi

Phường An Tân và Ngô Mây là hai địa bàn từ lâu nổi tiếng trồng nhiều hoa tại thị xã An Khê cả ngày thường và trong dịp Tết. Trước đây, những loại hoa truyền thống bản địa như vạn thọ, sống đời, thược dược, hướng dương… của vùng này luôn được khách hàng ưa chuộng. Theo thời gian, nương vào nhu cầu và xu hướng thị trường, nhiều người đã chuyển dần sang trồng hoa cao cấp (cúc điện, cát tường, ly ly, hồng, mai dạ thảo, hải đường…) với nguồn giống nhập từ Hà Nội, Đà Lạt và cả nước ngoài, nhằm ổn định về đầu ra. Hoa bản địa, vì thế, cũng được trồng ngày một thưa dần trong diện tích nhỏ hẹp.

Vườn hoa lớn nhất phường An Tân là của ông Phan Chứ (ngụ tại tổ dân phố 5) với đa dạng và phong phú các loại hoa từ cúc chậu, cúc điện, đồng tiền đến ly ly, cát tường… Ông Chứ chia sẻ rằng, trước đây, gia đình ông chủ yếu trồng hoa thược dược, vạn thọ để cung ứng vào những ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng và trong dịp Tết. Khi cúc điện Đà Lạt xuất hiện, người mua dần bỏ rơi vạn thọ để nghiêng hẳn về cúc. Người trồng cũng theo đó mà đổ xô nhập giống về trồng và bản thân ông Chứ cũng không ngoại lệ. Sau khi nhận thấy rõ nhu cầu thị trường, tích lũy kinh nghiệm cũng như nhận hỗ trợ từ dự án trồng hoa trong nhà lồng vào năm 2008, ông đã quyết định gắn bó với hoa công nghệ cao nhưng không bỏ hẳn hoa truyền thống. Phần lớn diện tích đất, ông dành cho hồng, cúc, đồng tiền, ly ly và một số ít để duy trì trồng vạn thọ địa phương lẫn thọ Pháp. “Dù gì đây cũng là giống hoa ông bà trồng, tên gọi và màu sắc của nó đều rất tươi tắn, ý nghĩa, người mua cũng không hẳn ngó lơ nó. Phần nữa vì tôi cũng thích trồng và muốn giữ gìn giống hoa đẹp của gia đình từ xưa đến giờ. Tết này, tôi trồng khoảng 700 chậu, nhiều hơn năm ngoái 100 chậu”-ông Chứ bày tỏ.
    

 

10 năm gắn bó với vạn thọ, mào gà, với bà Si đó là mối duyên khó dứt. Ảnh: Hồng Thi
10 năm gắn bó với vạn thọ, mào gà, với bà Si đó là mối duyên khó dứt.
Ảnh: Hồng Thi

Tương tự như ông Phan Chứ, hộ bà Lê Thị Si (91 Quang Trung, phường An Tân) cũng đang cố gắng để hoa bản địa không bị khuất bóng trong tương lai gần. Ngoài vạn thọ, bà Si còn trồng cả lay ơn, mào gà. Hơn 10 năm gắn bó với những cây hoa này, bà Si xem đó là một mối duyên khó dứt. Mùa hoa Tết hàng năm, bên cạnh trồng các loại hoa khác, bà vẫn duy trì tầm 2.000 cây vạn thọ (cả chậu và cành) và hơn 100 chậu mào gà, dù giá bán không cao (18-25.000 đồng/chậu).

Đáng buồn hơn vạn thọ, hoa thược dược rất hiếm gặp ở chợ hoa Xuân trong những năm gần đây. Người mua dường như chẳng còn mặn mà với loại hoa này khiến quyết định chọn thược dược để trồng bán Tết trở thành việc làm liều lĩnh. Ấy vậy mà năm nay, anh Phạm Quang Trọng (tổ dân phố 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) lại đem tất cả vốn liếng và công sức của mình để dồn hết vào 320 chậu thược dược bởi một lý do hết sức đơn giản: “Đây là cây hoa lâu đời của nhà mình. Có năm mình chuyển sang trồng cúc, nhưng không hiểu sao lại chán và quay về với thược dược. Trời thương, Tết năm nào chở đi chợ hoa An Khê và Kông Chro cũng đều tiêu thụ hết”.

 

Anh Trọng đang hoàn tất công đoạn cắm cây cố định cành cho thược dược. Ảnh: Hồng Thi
Anh Trọng đang hoàn tất công đoạn cắm cây cố định cành cho thược dược. Ảnh: Hồng Thi

Còn với ông Nguyễn Thành Sang (tổ dân phố 5, phường Ngô Mây)-người duy nhất ở An Khê còn chung thủy với cây hoa hướng dương (N.V)-thì trong suốt 10 năm qua, mỗi năm ông đều trồng 150-200 chậu để bán Tết. Giống hoa do ông tự ươm và nhân rộng. Ông bảo, ông yêu sắc vàng rực rỡ của loại hoa này, yêu ý nghĩa của cái tên hoa. “Các công đoạn từ ươm mầm, vào chậu đến chăm sóc, canh hoa kịp Tết như một thói quen hàng ngày của tôi, rất khó sai lệch. Chỉ là thời tiết năm nay lạnh nhiều khiến thân hoa bị lùn, không vươn cao được như mọi năm”-ông Sang cho hay.

Giữa bạt ngàn các loại hoa Xuân, những chậu thược dược, vạn thọ, mào gà… vẫn vươn mình cứng cỏi, đợi ngày được bung hương khoe sắc. Dưới bàn tay chăm bón, vun trồng của người có tâm, hy vọng những bông hoa ấy sẽ vẫn nhận được sự “chiều chuộng, yêu thương” như bao mùa Tết cũ…

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.