Lao động thất nghiệp đổ về Gia Lai tìm việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua “khảo sát bằng mắt” tại các trang trại, vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Ia Grai, Chư Prông, Chư Sê… thì số lao động bị mất việc từ nhiều địa phương tìm đến xin vào làm công tại đây đang ngày một đông.
Nơi đến của những người thất nghiệp

Trần Văn Khải là công nhân của một công ty (chuyên sản xuất đồ trang trí nội thất) ở Khu Công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương, lên Gia Lai tham gia “đội quân” đào hố trồng cao su tại huyện Chư Prông kể: Ăn tết vào, đến công ty đã thấy thông báo tạm thời cho nghỉ việc, khi nào có hàng sẽ làm lại”, thì có người bà con ở Đak Lak nhắn, trên này đang cần người tưới cà phê, thế là cả bọn khăn gói lên đường. Nhưng tưới cà phê cũng chỉ được năm bữa nửa tháng là hết việc, lại nằm khan. Rồi có người bạn đang làm ở Gia Lai gọi… thế là thành “công nhân đào hố cao su”. Sức dài vai rộng để không cũng phí. Thôi thì cố kiếm ít tiền sống cho qua ngày đoạn tháng, chờ… Công ty kiếm được đơn đặt hàng thì về lại. Điều khiến cho Khải và cả nhóm của anh băn khoăn là không biết cái công việc khai hoang mở đất này liệu sẽ được bao lâu?

Phụ việc đúc nắp ống cống. Ảnh: Hoàng Hải
Phụ việc đúc nắp ống cống. Ảnh: Hoàng Hải
Không ai trả lời giúp Khải câu hỏi hoang mang ấy. Bởi cách nơi Khải làm không xa, nhóm của Thành đi từ Khu Công nghiệp Phú Tài (Bình Định) lên Chư Prông thu hoạch hồ tiêu thuê cho một ông chủ trang trại, nay đã kết thúc mùa thu hái và họ đang thu xếp đồ đạc để “hồi hương” quay lại sự nghiệp chân lấm tay bùn. Thành nói như tiếc rẻ: “Công việc vất vả thật, được cái chủ nhà bao tiền ăn ở. Trừ các khoản cà phê, thuốc lá, một tháng cũng kiếm được ngót nghét 2 triệu đồng. Thử hỏi ở quê… có mà bán cả vợ con may ra!”.

Anh Nguyễn Hoàng Minh quê mãi tận Hà Nam, lặn lội vào TP. Hồ Chí Minh học việc, rồi làm công nhân may ở Biên Hòa (Đồng Nai) đã được 3 năm. Tay nghề của anh cũng chẳng kém cạnh gì ai. Đùng một cái, công ty thông báo hết việc. Thế là ăn vật, nằm vờ nơi xóm trọ. Năm bữa, nửa tháng cũng chẳng thấy động tĩnh gì. Có ông anh họ- chủ một trang trại gần 20 ha ở Gia Lai  đang cần khoảng 10 nhân công làm cỏ, bón phân và trồng mới. Thế là Minh kéo theo mấy bạn thân tín khăn gói… đi “phủ xanh đất trống, đồi trọc”. Được cái có sức khỏe và giỏi học mót, Minh và đám bạn làm được khối việc. Từ trồng mới, làm cỏ, bỏ phân đến cắt cành, tỉa ngọn cà phê, thậm chí là cả cạo mủ cao su, nhóm của Minh làm tất tật, vì thế mà tiền công kiếm được cũng kha khá. Minh bảo: “Lên đây nhưng bọn mình vẫn “còn chân” ở công ty. Thôi thì cứ nương náu chờ cho đến ngày công ty xoay sở được hợp đồng đặt hàng mới…”.

Nỗi buồn phiêu bạt mưu sinh

Có cái khổ nào bằng phải tha phương cầu thực? Nhưng trở về quê vốn đất chật người đông, để rồi lại bám lấy cây lúa, thì rơm cũng không đủ, lấy gì mà sống! Khải rầu rầu: “Công việc đang ổn định với mức lương từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/tháng. Vậy mà chỉ sau mấy ngày về quê ăn Tết… quay vào thành kẻ vô công, rỗi nghề. Giờ, cả ngày hùng hục đào hố, phơi mình dưới cái nắng gió hanh hao của mùa khô Tây Nguyên, mấy hôm đầu chưa quen đâm ngã bệnh. Nằm chèo queo ở lán giữa núi rừng thâm u, nghĩ lại những ngày tháng cũ… nỗi buồn như nhân đôi.

Nguyễn Văn Đạt vốn là công nhân thuộc Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Pisico (Khu Công nghiệp  Phú Tài- Bình Định) cùng mấy người bạn nữa lên Gia Lai tìm việc và được nhận vào làm tại một phân xưởng chế biến gỗ ở Trà Bá (TP. Pleiku) với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập có thấp hơn trước nhưng đúng nghề. Cả bọn mừng thầm “cơ hội” dường như lại mỉm cười với họ. Ai ngờ, mới chỉ làm được hơn tháng… hết hàng. Lại tùy nghi di tản. Tứ cố vô thân thành chẳng biết nhờ ai. Lang thang hết hang cùng, ngõ hẻm của TP. Pleiku, ai kêu gì cũng làm… Bữa đực, bữa cái. Thành ra, chưa ráo mồ hôi đã ráo tiền.

Đạt bảo ở Pisico, trừ các khoản đóng bảo hiểm mỗi tháng còn được nhận trên dưới 2 triệu đồng. Chỗ làm chỉ cách nhà vài cây số. Sáng đi, chiều về… Giờ thì phiêu bạt lên tận Tây Nguyên làm phụ hồ, tiền công thì cỏ rả. Cả ngày phơi thân dưới cái nắng oi nồng. Đêm thì sương phủ lạnh căm, chui vào lán giữa công trường, ngủ rúc, ngủ vùi. Thoảng hoặc, cả nhóm “hợp tác xã” mua lít rượu với con khô mực về khao nhau cho đỡ buồn…Nhưng uống bao nhiêu cho đỡ lạnh lòng… xa quê?
Hoàng Hải

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.