Những thực phẩm có thể gây đầy bụng ít người biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có một số loại thực phẩm có thể gây kích thích sưng hoặc sình bụng nhưng ít người biết được.

Nước uống có cacbonat

Các loại nước giải khát có chứa carbone đóng góp nhiều nhất cho việc đầy bụng. Samantha Cassetty, nhà tư vấn dinh dưỡng và chuyên gia tư vấn truyền thông, nói: "Các bong bóng được tạo ra bởi cacbonat bị mắc kẹt trong bụng, có thể dẫn đến khí". Cassetty khuyên nên tăng cường nước lọc hoặc các loại nước thảo mộc hoặc trái cây thay vì uống nước chứa cacbonat vào mùa hè.

Cà phê

Uống cà phê có thể là thói quen bắt đầu ngày mới của bạn, nhưng nó cũng có thể là một yếu tố đóng góp tích cực cho việc đầy bụng. Jackie Newgent, một chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ cho biết: "Caffeine trong cốc cà phê sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, có thể gây kích ứng ruột và có thể dẫn đến đầy bụng, đặc biệt nếu bạn uống cà phê khi bụng đói".

Newgent lưu ý rằng những gì bạn thêm vào cà phê cũng có thể là một yếu tố. Nếu thêm sữa bò vào cà phê, nhưng cơ thể vốn không tiêu hóa đường lactose, thì bạn không thể tiêu hóa được lactose nên cũng có thể dẫn đến đầy bụng.

Thức ăn vặt chứa muối

Chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cassetty nói: "Thực phẩm mặn giúp cơ thể giữ nước, và chất lỏng dư thừa có thể làm cho bạn cảm thấy cồng kềnh. Không những thế, ít nhất 75% natri trong khẩu phần ăn của chúng ta đến từ các loại thực phẩm đóng gói và chế biến, đóng góp lớn vào việc tăng cân.

Táo

Táo là loại thực phẩm nhẹ lành mạnh không thể phủ nhận, nhưng những gì bạn có thể không đoán là chúng cũng có thể kích thích. Nguyên nhân? Rachel Meltzer Warren, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ cho biết: "Táo nằm trong danh sách thực phẩm FODMAPs. FODMAPs có trong ruột già, nơi mà vi khuẩn nuốt chúng, gây ra khí mà bạn có thể nhận thấy khi bụng sưng lên.

Bông cải xanh

 

Là một thành viên của rau họ cải, bông cải xanh chứa chất bảo vệ giàu chất dinh dưỡng chống lại chứng viêm và chất chống ung thư. Chuyên gia dinh dưỡng Rachel Meltzer Warren cho biết: "Bông cải xanh có chứa raffinose, giống như các hợp chất FODMAPs, bị các vi khuẩn trong đại tràng nuốt, phóng ra khí và có khả năng gây ra đầy bụng.

Ngọc Lam/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

(GLO)- Đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030” nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Lý Minh Thái xung quanh vấn đề này.