Những cây ớt được trồng trong nhà kính, tạo thành vòm với những trái ớt có màu đỏ tươi, có những hình dáng kỳ lạ. Đây là vườn ớt Habanero của một gia đình nông dân tại TP Bảo Lộc, trồng theo hợp đồng với đầu ra đã được bao tiêu.
(GLO)- Mặc dù mới triển khai vụ đầu tiên, nhưng mô hình liên kết trồng ớt cay lai F1 số 20 của nông dân xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.
Đầu năm 2021, sau khi tìm được các đối tác liên kết sản xuất, anh Châu Ngọc Bình (SN 1974, ở TP. Hồ Chí Minh) đã tìm đến xã Ea Kpam (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) thuê hơn 120 ha đất trồng ớt chỉ thiên xuất khẩu.
(GLO)- Trong 5 năm (2016-2021), toàn tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi 4.098 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp nhu cầu thị trường. Các mô hình chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2-5 lần so với cây lúa.
Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây ăn quả và cây trồng cạn giá trị cao hơn, đã giúp nông dân ở vùng đất xã Cát Hanh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) tăng thu nhập, thay đổi cuộc sống.
Trước Tết Nguyên đán Tân Sửu, ớt được thương lái thu mua tại Bình Định với giá khoảng 150.000 đồng/kg nhưng hiện chỉ còn 3.500 đồng/kg, không bằng một gói mì tôm loại trung bình.
Thời gian gần đây ở tỉnh Bình Phước, giá ớt liên tục tăng cao, có thời điểm thương lái thu mua tận vườn với giá 100 ngàn đồng/kg. Theo các hộ trồng ớt, đây là mức giá cao kỷ lục và được kéo dài gần cả tháng nay.
Tiểu dự án “Nâng cao sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu thông qua việc bảo tồn và sản xuất ớt A Riêu theo hướng hàng hóa ở huyện Đông Giang“, tỉnh Quảng Nam đã đưa ớt A riêu - một loại nông sản vùng cao từ chỗ thu hái tự nhiên đến rộng rãi với thị trường.