Trình Thủ tướng Quy hoạch Du lịch Việt Nam thời kỳ mới vào tháng 12-2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngành du lịch tăng trưởng vượt bậc, trung bình 22,7%/năm giai đoạn 2015-2019. Nhưng 2 năm dịch Covid-19, du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2020, khách du lịch nội địa giảm 34%, tổng thu từ khách du lịch giảm 60% so với năm 2019. Năm 2021, khách nội địa đạt 40 triệu lượt, giảm 20% so với năm 2020; tổng thu khách nội địa giảm 42% so với cùng kỳ.

Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam phù hợp với nhu cầu phát triển của giai đoạn mới. Ảnh nguồn internet

Trên đây là thông tin báo cáo và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10-8, của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) Nguyễn Văn Hùng. Bộ trưởng nhấn mạnh, 20 năm sau thông báo Kết luận 179-TB/TW ngày 11-11-1998 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong thời kỳ mới, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một quyết sách đặc biệt quan trọng.

Cũng với Bộ trưởng, đi đầu mở cửa trở lại so với khu vực (15-3-2022), nới lỏng hạn chế nhập cảnh, các bộ ngành, địa phương đồng hành, ngành du lịch Việt Nam đã có sự phục hồi, nhất là du lịch nội địa. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế còn hạn chế. Tính đến cuối tháng 7-2022, cả nước mới đón 733.400 lượt khách quốc tế, đạt 15% trong kế hoạch đón 5 triệu lượt khách.

Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08/TW, bám sát 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, Bộ VHTT-DL đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Du lịch năm 2017, trình Chính phủ ban hành Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Nghị định 30/2022/NĐ-CP quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tạo khung pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch.

5 năm gần đây, Bộ đã chỉ đạo triển khai nhiều họat động hiệu quả; thường xuyên rà soát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc để bảo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét, chỉ đạo tháo gỡ, góp phần nâng cao hiệu quả họat động, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Bộ đã tổ chức quán triệt Nghị quyết 08/TW cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động, các doanh nghiệp du lịch. Thi hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch được quan tâm chỉ đạo sâu sát. Hướng dẫn các địa phương sau khi Luật, các nghị định, văn bản quy phạm pháp luật về du lịch được ban hành. Góp phần làm thay đổi nhận thức từ làm du lịch sang quản lý nhà nước về du lịch thông qua các công cụ pháp luật, chiến lược, kế hoạch, hoạt động hướng dẫn…

63 tỉnh/thành phố trực thuộc TW đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 08/TW  ,xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là những nơi có nhiều tiềm năng, giá trị du lịch để ưu tiên nguồn lực thực hiện ( đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch, thu hút đầu tư,…) theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với môi trường. So với trước, hệ thống pháp luật hiện nay về du lịch có nhiều điểm mới, bảo đảm hơn chất lượng dịch vụ. Quyền và lợi ích của du khách, xây dựng và nâng cao thương hiệu du lịch được chú trọng. Các dịch vụ du lịch đã đa dạng hóa, hình thành những trung tâm mua sắm quy mô, chuỗi nhà hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, lưu trú của khách…Toàn ngành khuyến khích phát triển sản phẩm chất lượng, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư. Chất lượng dịch vụ lữ hành, lưu trú, hướng dẫn du lịch nâng cao. Doanh nghiệp du lịch được tạo điều kiện thuận lợi để kinh doanh, thủ tục  hành chính, quy định xếp hạng cơ sở lưu trú, chủ động hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch…

Cần có tư duy hành động mới, nghiên cứu và triển khai chương trình tổng thể phù hợp với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương; đẩy mạnh khai thác du lịch nội địa ( du lịch nội địa đóng góp 5,5% tổng GDP nền kinh tế); ưu tiên phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đất nước, giảm tác động môi trường; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành…là những ưu tiên thực hiện trong thời gian tới.

Đặc biệt, bám sát thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch, sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện NQ 08/TW, đề xuất sửa đổi bổ sung, thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Bộ VHTT-DL có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thành Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 trình Thủ tướng chính phủ trong tháng 12-2022. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ dịa phương, doanh nghiệp phục hồi, phát triển du lịch; thực hiện chiến lược truyền thông có định hướng, kích cầu đồng bộ, quảng bá an toàn. Đề xuất Chính phủ nâng số lượng văn phòng xúc tiến du lịch tại nước ngoài. Huy động tổ chức các sự kiện văn hóa đối ngoại tại nước ngoài để thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa và xúc tiến du lịch. Phối hợp với các địa phương xây dựng “Mỗi địa phương- một sản phẩm du dịch đặc sắc”, hoàn thành trung tâm điều hành du lịch của Bộ, chuyển đổi số và phát huy “bản đồ số du lịch”...

THẤT SƠN (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.