Trên những cánh đồng mùa xuân ở làng Ơp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến với làng Ơp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) mùa xuân này, du khách không chỉ được trải nghiệm bản sắc văn hóa Jrai đặc trưng mà còn có thể hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ cùng người dân bản địa trên những luống rau, đồng lúa…

Trên những cánh đồng mùa xuân ở làng Ơp ảnh 1

Sau những ngày vui xuân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người Jrai làng Ơp lại trở về với công việc ruộng đồng. Không khí hăng say lao động của bà con bắt đầu từ sáng sớm cho đến tận chiều muộn, mang theo mong ước về một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Trên cánh đồng lúa bạt ngàn phía cuối làng, chị H’Soen (34 tuổi) đang tỉ mẩn nhổ cỏ cho ruộng lúa vụ Đông Xuân. Sau 3 ngày Tết cho phép mình nghỉ ngơi, vui chơi bên gia đình và các con, từ sáng mùng 4 Tết đến nay, chị đã tranh thủ xuống đồng để chăm sóc cho diện tích lúa mới sạ. “Mới mấy ngày không ngó mà cỏ dại mọc nhiều lắm, phải nhổ sạch rồi bón phân thì lúa mới phát triển được. Thửa ruộng này mình được bố mẹ cho, mỗi năm chăm chỉ làm 2 vụ nên không lo thiếu gạo ăn”-chị H’Soen chia sẻ.

Trên cánh đồng lúa bạt ngàn phía cuối làng, chị H’Soen (34 tuổi) đang tỉ mẩn nhổ cỏ cho ruộng lúa vụ Đông Xuân. Sau 3 ngày Tết cho phép mình nghỉ ngơi, vui chơi bên gia đình và các con, từ sáng mùng 4 Tết đến nay, chị đã tranh thủ xuống đồng để chăm sóc cho diện tích lúa mới sạ. “Mới mấy ngày không ngó mà cỏ dại mọc nhiều lắm, phải nhổ sạch rồi bón phân thì lúa mới phát triển được. Thửa ruộng này mình được bố mẹ cho, mỗi năm chăm chỉ làm 2 vụ nên không lo thiếu gạo ăn”-chị H’Soen chia sẻ.

Cách đó không xa là không gian xanh mướt của những vườn rau thơm, xà lách, bắp cải… đang vươn mình dưới nắng xuân.

Cách đó không xa là không gian xanh mướt của những vườn rau thơm, xà lách, bắp cải… đang vươn mình dưới nắng xuân.

Điểm xuyết vào bức tranh nên thơ ấy là sắc vàng của hoa cải, hoa tần ô, sắc đỏ của bông dền… mà người dân nơi đây để dành gầy giống cho vụ tới.

Điểm xuyết vào bức tranh nên thơ ấy là sắc vàng của hoa cải, hoa tần ô, sắc đỏ của bông dền… mà người dân nơi đây để dành gầy giống cho vụ tới.

Để kịp sáng hôm sau mang ra chợ bán, chị H’Hip mang gùi ra vườn thu hoạch đậu cô ve. Chị cho hay, vườn đậu cô ve này được gia đình xuống giống từ tháng 10 âm lịch cùng một số loại rau thơm để cung ứng cho thị trường dịp Tết. Đến nay, đậu cô ve vẫn còn cho trái nên chị tranh thủ thu hoạch để bán. “Vì hướng đến phương pháp trồng rau sạch, không sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên rau quả của mình được nhiều người ủng hộ lắm”-chị H’Hip cười tươi khoe.

Để kịp sáng hôm sau mang ra chợ bán, chị H’Hip mang gùi ra vườn thu hoạch đậu cô ve. Chị cho hay, vườn đậu cô ve này được gia đình xuống giống từ tháng 10 âm lịch cùng một số loại rau thơm để cung ứng cho thị trường dịp Tết. Đến nay, đậu cô ve vẫn còn cho trái nên chị tranh thủ thu hoạch để bán. “Vì hướng đến phương pháp trồng rau sạch, không sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên rau quả của mình được nhiều người ủng hộ lắm”-chị H’Hip cười tươi khoe.

Song song với thu hoạch, người dân làng Ơp cũng bắt đầu xới đất, vun luống để chuẩn bị sản xuất vựa rau tiếp theo. Việc trồng rau được bà con duy trì gối đầu quanh năm và là một nghề đem lại thu nhập ổn định cho các gia đình.

Song song với thu hoạch, người dân làng Ơp cũng bắt đầu xới đất, vun luống để chuẩn bị sản xuất vựa rau tiếp theo. Việc trồng rau được bà con duy trì gối đầu quanh năm và là một nghề đem lại thu nhập ổn định cho các gia đình.

Ngoài lúa nước và rau màu, người dân làng Ơp còn trồng cà phê và hồ tiêu với tổng diện tích 27 ha. Như thường lệ, những ngày sau Tết, bà con trong làng lại hối hả vào mùa tưới cà phê để cây kịp bung hoa, đậu quả đúng vụ. Người đặt máy bơm, người kéo ống nước... tạo nên không khí lao động sản xuất rộn ràng khắp làng.

Ngoài lúa nước và rau màu, người dân làng Ơp còn trồng cà phê và hồ tiêu với tổng diện tích 27 ha. Như thường lệ, những ngày sau Tết, bà con trong làng lại hối hả vào mùa tưới cà phê để cây kịp bung hoa, đậu quả đúng vụ. Người đặt máy bơm, người kéo ống nước... tạo nên không khí lao động sản xuất rộn ràng khắp làng.

Được biết, làng Ơp hiện có 221 hộ dân với 658 khẩu; trong đó, dân tộc Jrai chiếm trên 65%. Tổng diện tích tự nhiên của làng là 75 ha. Những năm qua, nhờ thay đổi phương thức sản xuất truyền thống sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; đồng thời, tích cực chuyển đổi cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân làng Ơp đã không ngừng được nâng lên, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của TP. Pleiku.

Được biết, làng Ơp hiện có 221 hộ dân với 658 khẩu; trong đó, dân tộc Jrai chiếm trên 65%. Tổng diện tích tự nhiên của làng là 75 ha. Những năm qua, nhờ thay đổi phương thức sản xuất truyền thống sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; đồng thời, tích cực chuyển đổi cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân làng Ơp đã không ngừng được nâng lên, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của TP. Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.