'Tôi đến Việt Nam 3 ngày nhưng uống 7 bữa cà phê'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp để quảng bá hiệu quả điểm đến Việt Nam hậu đại dịch vốn có nhiều thay đổi, xu hướng mới.

TS Prita Kemal Gani, Chủ tịch Mạng lưới Quan hệ công chúng ASEAN chia sẻ: "Tôi ở Việt Nam 3 ngày nhưng uống 7 ly cà phê". Từ đó, bà đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam không tăng cường quảng bá điểm đến bằng cà phê, ẩm thực tới du khách quốc tế?

Tại tại hội thảo về tiếp thị điểm đến do Mạng lưới Quan hệ công chúng Việt Nam (VNPR) tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM ITE 2023 diễn ra ngày 8.9, vấn đề quảng bá tăng sự nhận diện về điểm đến Việt Nam, và lựa chọn nào để thực hiện điều này, được TS Prira, đến từ Indonesia cùng các chuyên gia đưa ra. Họ cùng có chung quan điểm, Việt Nam có thể đẩy mạnh quảng bá về ẩm thực đối với du khách quốc tế, bên cạnh về cảnh quan và văn hóa, lịch sử.

Thái Lan lại được dẫn ra như một ví dụ cho sự thành công về quảng bá điểm đến dựa trên thế mạnh của đất nước. TS Nutthaboon Pornrattanacharoen, đại diện Hiệp hội Quan hệ công chúng Thái Lan, cho biết sau đại dịch, Thái Lan thay đổi chiến lược quảng bá điểm đến, tăng cường sự nhận diện mới bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua những kênh thông tin khác nhau có tên "Amazing Thailand - Amazing New Chapters". Trong đó, Amazing Thailand là khẩu hiệu cũ của du lịch Thái Lan, còn Amazing New Chapters là phần bổ sung sau đại dịch (tạm dịch: Thái Lan - Một chương mới đầy thú vị).

Ở chương mới trong quảng bá này, Thái Lan dùng "quyền lực mềm" của đất nước là ẩm thực và võ thuật (Muay Thái) làm nền tảng. Hàng loạt các hoạt động được tổ chức để quảng bá như các chuyến đi dành cho các đại lý du lịch, có các phương tiện truyền thông, mạng xã hội… "Đối với Việt Nam, cần hướng du khách tới trải nghiệm văn hóa, ẩm thực. Đồng thời cần phải khôi phục niềm tin du khách sau đại dịch, phát triển thị trường ngách để thu hút nhiều khách hơn, tiếp tục kết nối với du khách...".

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu theo chương trình tự túc. Ảnh: NT

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu theo chương trình tự túc. Ảnh: NT

Chiến lược quảng bá điểm đến sau đại dịch đang đặt ra cho du lịch Việt Nam nhiều thách thức bởi có quá nhiều thay đổi. Ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Outbox, công ty chuyên về dữ liệu du lịch, nhận định thị trường du khách đã thay đổi. Trong đó, dễ nhận thấy nhất là bùng nổ khách lẻ (khách đi du lịch tự túc) và chính sách, chiến lược phát triển, tiếp thị điểm đến cũng cần phải thay đổi để phù hợp với xu hướng mới này.

Dữ liệu của Outbox cho thấy: Đối với khách trong nước, xu hướng khách tự túc cũng dịch chuyển mạnh. Năm 2021, có 70,9 khách Việt Nam chọn đi chơi tự túc và 29,1% qua tour của các đơn vị lữ hành; đến năm 2022 con số này tương ứng 84,5% và 15,5%; nửa đầu năm 2023 là 81,2% khách Việt đi du lịch tự túc.

Đối với các thị trường khách quốc tế, du lịch tự túc từ lâu đã chiếm tỷ lệ lớn. Chẳng hạn, các thị trường gần của điểm đến Việt Nam như Đài Loan, du lịch tự túc chiếm 76,5%, Hàn Quốc 81,9%, Nhật Bản 80,8% trong năm 2022.

Đây là dấu hiệu cho thấy, theo ông Phước, các phương thức tiếp cận với du khách cũ cần phải thay đổi, không còn nặng về B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) mà là B2C (doanh nghiệp với du khách). Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần tập trung vào cá nhân đơn lẻ, có nhiều sản phẩm cá nhân hóa hơn, tận dụng dữ liệu nhiều hơn và đó là thách thức lớn cho ngành du lịch Việt Nam trong những năm tới.

Ngoài ra, theo dữ liệu của Outbox, sau đại dịch, du khách cũng đang tìm kiếm các điểm du lịch có nhiều chọn lựa hơn, gần hơn và đáng đồng tiền bát gạo hơn. Điều này thể hiện qua các con số thống kê du lịch Việt Nam đón nhiều khách ở thị trường châu Á hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore…

Cùng quan điểm với ông Đặng Mạnh Phước, ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Oxalis Adventure, cho rằng các doanh nghiệp du lịch trong nước không theo kịp những thay đổi của du khách sau đại dịch, khi vẫn tập trung vào phương thức tiếp cận B2B. Để chuyển qua B2C, tốt nhất phải đầu tư sản phẩm, nội dung tối ưu, hệ thống đặt chỗ tốt và chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả nhằm hút khách về nền tảng/website của mình để đặt tour và dịch vụ. Về phía quản lý Nhà nước, cần hoàn thiện chính sách visa, số hóa và giúp cho khách tiếp cận dễ dàng mà không phải thông qua công ty dịch vụ. Đồng thời tập trung quảng bá nhận thức điểm đến tại các thị trường tiềm năng thông qua các dự án quảng bá lớn và dài hạn tại chính thị trường đó.

Có thể bạn quan tâm

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Vùng đất Bình Châu (Bình Sơn) được ví như viên ngọc bên bờ Biển Đông. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, mà còn sở hữu nhiều di sản lịch sử - văn hóa, địa chất, địa mạo độc đáo.

Khách tây 'mê' tết ta

Khách tây 'mê' tết ta

Không chỉ người Việt nôn nao, rất nhiều doanh nhân, du khách, sinh viên nước ngoài cũng bị quyến rũ bởi không khí tết cổ truyền của VN đang đến từng ngày.

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.