Sống ảo có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Người sống ảo chỉ chăm chú vào việc bài đăng được bao nhiêu lượt like, comment khiến tâm lý của họ bị phụ thuộc vào những lượt tương tác và dần dần nó sẽ điều khiển cả niềm vui hay nỗi buồn của họ.
(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Hiện nay, việc sống ảo của giới trẻ đang trở thành vấn đề phổ biến. Họ đang lạm dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh và các ứng dụng chụp ảnh ảo để làm đẹp, sau đó đăng tải lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… với những dòng caption mang tính chất “thả thính” hoặc thậm chí viết ra những sự thật không đúng về bản thân để câu like và tăng follow.

Họ đang tạo ra một vẻ đẹp và ngoại hình không thực tế, khiến người xem bị lừa tưởng và tiêu tốn nhiều thời gian cho những thứ vô nghĩa.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là sống ảo cũng trở thành cách để trốn tránh hiện thực cuộc sống. Có những khó khăn, bức bối, khó chịu trong cuộc sống mà con người không dám đối mặt và muốn trốn thoát.

Mạng xã hội trở thành một liều thuốc giải tỏa tâm lý thần kỳ, giúp con người thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều này tạo ra sự đối lập giữa sống thật và sống ảo.

1. Biểu hiện của sống ảo là gì?

Những dấu hiệu của sống ảo đang ngày càng phổ biến và có thể được nhận ra dễ dàng bằng những hành động sau.

Cuồng like

Đây là một hiện tượng phổ biến hiện nay. Những người cuồng like sẽ thường xuyên cập nhật trạng thái mọi lúc mọi nơi, cho dù họ đang gặp chuyện vui hay chuyện buồn. Ngay cả những hoạt động cá nhân cũng được đăng tải trên mạng xã hội nhằm thu hút mọi người, kêu gọi lượt like,… Đối với họ, lượt like/tương tác chính là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thu hút, giỏi giang của một ai đó.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Khoe những thứ không đúng với điều kiện bản thân

Những người sống ảo rất thích “khoe mẽ” trên mạng xã hội. Họ sẽ khoe những món đắt tiền, những chuyến du lịch sang chảnh,… Có những người tuy điều kiện gia đình không cho phép nhưng vẫn ráng sắm sửa những món đắt tiền để được khoe cho “bằng bạn bằng bè."

Chụp ảnh tự sướng ở bất cứ đâu

Người sống ảo thường không thể bỏ qua cơ hội để chụp ảnh tự sướng ở mọi nơi, từ các sự kiện lớn đến những hoạt động cá nhân.

Không rời khỏi điện thoại

Người sống ảo coi điện thoại như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, dù đang ở bất cứ đâu.

(Ảnh: Getty images)
(Ảnh: Getty images)

2. Tác hại của sống ảo là gì?

Việc tiếp cận và sử dụng mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người sống ảo. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội một cách quá mức có thể gây ra nhiều tác hại đến tâm lý và thể chất của họ.

Mất thời gian

Mỗi người sẽ có một mục đích sử dụng nền tảng mạng xã hội khác nhau nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho có khoa học. Vì vậy, họ có thể dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bức hình màu mè, những thông tin thiếu xác thực,… Đặc biệt khi sống ảo, ta còn mất nhiều thời gian cho những lượt tương tác ảo.

Tâm lý trở nên thất thường

Những người sống ảo chỉ chăm chú vào việc bức ảnh được bao nhiêu lượt thích, bao nhiêu bình luận nên khó có thể buông điện thoại xuống. Điều này khiến tâm lý của chúng ta bị phụ thuộc vào những lượt tương tác và dần dần, nó sẽ điều khiển được niềm vui/nỗi buồn của bạn.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Việc sử dụng điện thoại và tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về thị lực và khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, việc ngồi quá nhiều khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống và gây ra đau lưng.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Việc quá phụ thuộc vào mạng xã hội và bỏ qua những mối quan hệ thực tế có thể khiến họ cảm thấy cô đơn và xa rời xã hội.

Sống ảo cũng có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội trực tiếp. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, việc truyền tải thông tin không chính xác, đồi trụy trên mạng xã hội cũng có thể gây ra các xung đột và tình huống khó xử trong các mối quan hệ xã hội.

Gây căng thẳng và áp lực

Sống ảo cũng có thể gây ra sự căng thẳng và áp lực. Nếu họ cảm thấy bản thân không đạt được tiêu chuẩn mà các người khác đưa ra trên mạng xã hội, họ có thể bị cảm giác tự ti về bản thân.

Bên cạnh đó, việc phải đăng ảnh và thông tin liên tục trên mạng xã hội cũng tạo ra áp lực về việc phải trông đẹp và hoàn hảo trong mắt người khác.

(Ảnh: Getty images)
(Ảnh: Getty images)

3. Làm thế nào để khắc phục thói quen sống ảo?

Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội xã hội mang lại, nhưng việc sống ảo cũng mang lại các tác hại lớn. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn khắc phục thói quen độc hại này.

Sử dụng mạng xã hội khoa học

Hãy học cách sử dụng mạng xã hội một cách khoa học, có chừng mực. Biết cách vận dụng công nghệ đúng thời điểm để mang lại lợi ích cao, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thực tại.

Bên cạnh đó, chúng ta cần biết cách chọn lọc và đánh giá đúng đắn thông tin trước khi tiếp nhận. Tránh lan truyền những tin đồn, thông tin sai lệch, cũng như hạn chế sử dụng quá nhiều thời gian trên mạng xã hội để tận dụng được những giá trị khác trong cuộc sống.

Dành thời gian cho học tập, công việc

Giải pháp khắc phục tình trạng sống ảo là hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, công việc. Bản thân có ý thức hơn trong việc trau dồi kiến thức bản thân, thái độ sống tích cực.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Cách để hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội có thể làm là tham gia tích cực các hoạt động vui chơi, ngoại khóa. Cùng người thân, bạn bè xây dựng mối quan hệ hiện thực tốt đẹp hơn.

Quản lý thời gian dùng mạng xã hội

Chúng ta cần có sự chủ động trong việc quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội. Hãy đặt ra một thời gian nhất định để sử dụng mạng xã hội, không sử dụng quá đà và không bỏ qua các nhiệm vụ khác trong cuộc sống để tránh hiện tượng sống ảo.

Theo (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Chàng trai kể về lần đập tường cứu người trong đám cháy

Chàng trai kể về lần đập tường cứu người trong đám cháy

Trong vụ cháy nhà ở ngõ 43 Trung Kính, Q.Cầu giấy (TP.Hà Nội), chàng trai trẻ Đồng Văn Tuấn (21 tuổi) đã mặc kệ nguy hiểm, bắc thang gỗ leo lên cửa sổ tầng 2, dùng búa đập tường để cứu các nạn nhân mắc kẹt chui ra ngoài. Hành động dứt khoát và dũng cảm của Tuấn đã cứu được 3 người.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.