SEA Games 31: Vận động viên biệt danh "Phù thủy" có gì đặc biệt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
SEA Games 31 có một vận động viên từ 9 tuổi đã biết “đánh độ” và ở tuổi 67, ông có hơn 100 chiếc cúp lớn, nhỏ cấp quốc tế…
 
"Phù thủy" Efren Reyes sẽ là một trong những vận động viên được chú ý nhất tại SEA Games 31. Ảnh: Scorum
"Phù thủy" Efren Reyes sẽ là một trong những vận động viên được chú ý nhất tại SEA Games 31. Ảnh: Scorum
Philippines là một trong những nền thể thao có tiếng tại Đông Nam Á. Họ luôn tham dự các kỳ SEA Games với số lượng vận động viên đông đảo cùng số huy chương giành được khá ổn định. Tại SEA Games 31, Philippines cử đến Việt Nam 656 vận động viên, trong đó có một nhân tố rất đặc biệt, người có thể nói là lớn tuổi nhất tại kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á năm nay - Efren Reyes.
Vĩ đại nhất mọi thời đại
Efren giờ đã 67 tuổi (hơn 3 tháng nữa, ông sẽ tròn 68). Ông là người chơi billiards hàng đầu thế giới, với biệt danh “Phù thủy” hoặc “Nhà ảo thuật”.
Tên đầy đủ của ông là Efren "Bata" Manalang Reyes, vận động viên billiards chuyên nghiệp và đã chiến thắng hơn 100 danh hiệu quốc tế. "Bata" - tiếng Philippines là “cậu nhóc”, là một từ đệm được gắn vào tên của ông để phân biệt với một Efren khác, lớn tuổi hơn và cũng chơi billiards.
 
Ông Efren (67 tuổi) được đánh giá là tay cơ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ảnh: Xwhos
Ông Efren (67 tuổi) được đánh giá là tay cơ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ảnh: Xwhos
Ông là cơ thủ đầu tiên giành chức vô địch WPA World Championships ở 2 bộ môn pool khác nhau. Trong số vô số danh hiệu của mình, Efren vô địch giải 8 bóng thế giới 4 lần, vô địch 9 bóng thế giới WPA, nhà vô địch giải Mỹ mở rộng 3 lần, vô địch Giải billiards thế giới 2 lần và 13 lần thắng ở Derby City Classic.
Ông cũng đại diện cho Philippines tại World Cup of Pool, giành chiến thắng trong sự kiện này cùng với người đồng đội Francisco Bustamante vào năm 2006 và 2009. Bằng cách đánh bại tay vợt người Mỹ, Earl Strickland, trong sự kiện Color of Money khai mạc vào năm 1997, Reyes giành giải thưởng lớn nhất trong lịch sử của môn thể thao này, với 100.000 USD. Nhiều nhà phân tích, người hâm mộ và cả đối thủ coi Efren là tay cơ vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhờ đâu ông có được điều đó?
“Đánh độ” từ năm 9 tuổi
Là con thứ 5 trong gia đình có 9 người con ở một thị trấn nghèo thuộc tỉnh Pampanga. Ở nơi thậm chí không có điện và nước máy, không khó hiểu khi Efren được gửi tới Manila năm mới 5 tuổi, sống với người chú sở hữu một phòng chơi billiards.
Efren đã phải sớm làm việc - sắp xếp trang in ở xưởng truyện tranh và khi kết thúc công việc thì trở về dọn dẹp phòng billiards và ngủ ngay trên bàn. Từ lúc nào đó, billiards ngấm vào Efren để cậu bé quan sát người chơi, chú ý đến những sai lầm của họ và đương nhiên là rất thích thú với những đường cơ vi diệu. Và, một cách rất tự nhiên, Efren cầm gậy sau khi phòng chơi đã đóng cửa.
Vì không đủ cao, “Bata” Efren phải đứng trên hộp carton để đánh, vừa đánh vừa kéo thùng quanh bàn. Efren ngày đó biết “đánh độ” từ năm 9 tuổi và 3 năm sau đã nổi danh khắp Manila, kiếm được món tiền đầu tiên trị giá 100 USD. 90 USD cậu gửi về nhà.
 
Nhưng Efren Reyes vẫn luôn sống rất giản dị, khiêm tốn cùng nụ cười lém lỉnh. Ảnh: Menback
Nhưng Efren Reyes vẫn luôn sống rất giản dị, khiêm tốn cùng nụ cười lém lỉnh. Ảnh: Menback
Sự nổi tiếng đã lan ra cả nước, để đến 20 tuổi, Philippines không còn đối thủ nên Efren bắt đầu tham gia các giải đấu ở Châu Á. Rồi cũng như Manila và Philippines, Châu Á cũng trở nên nhỏ bé, thế giới cũng dần bị chinh phục. Những câu chuyện về Efren trở thành huyền thoại, như những bộ phim về kẻ đi tìm đối thủ trên khắp thế giới.
Ông giống như “sát thủ” với cuốn sổ trên tay, trong đó ghi lại những cái tên xuất sắc nhất trong làng billiards thế giới. Ông tìm đến họ, thắng họ, gạch tên trong sổ, lần lượt, đến nỗi những người giỏi nhất cũng tránh mặt. Điều đó dẫn đến một “cú lừa” mà Efren thực hiện vào năm 1985, ở Texas (Mỹ). Một nhân vật mang tên Cezar Morales xuất hiện, khuất phục tất cả những tay cơ hàng đầu ở miền Tây và khiến họ đặt dấu hỏi về việc Morales hay Efren giỏi hơn. Rốt cuộc, Morales chính là Efren.
Thực tế là ông và chính câu chuyện của mình đã được lên phim.
Điều thú vị là, Efren mê tiền và thi đấu vì tiền - có thể xuất phát từ việc chơi cá cược từ nhỏ, chứ không quan tâm đến các danh hiệu, giải thưởng hay cúp. Thế nhưng, không phải kiếm tiền để trở nên giàu có mà để giúp đỡ người khác.
Cho đến giờ, với nụ cười móm mém (vì không trồng lại răng) ông vẫn là ngôi sao giản dị và khiêm tốn bậc nhất. Dù vậy, giới hâm mộ môn billiards hẳn là rất háo hức được theo dõi những đường cơ ảo diệu của ông ở SEA Games 31.
Theo Tam Nguyên (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.