Samsung sắp 'giết' bàn phím trên màn hình tại CES 2020?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Samsung vừa gợi ý về một điều thú vị mới có tên SelfieType tại CES 2020, hứa hẹn sẽ thu hút người dùng điện thoại trong thời gian tới.
 
SelfieType sẽ mang đến sự tiện lợi cho những người rành trong việc gõ bàn phím. Ảnh: Samsung
Theo SlashGear, SelfieType sẽ cho phép người dùng gõ với sự trợ giúp của máy ảnh mặt trước. Cụ thể, máy ảnh sẽ quan sát một cách thông minh các ngón tay của người dùng khi họ gõ trên một bề mặt phẳng và áp dụng đầu vào tương ứng.
Samsung cho biết tính năng kết hợp đầu vào hình ảnh thô từ máy ảnh với AI (trí tuệ nhân tạo) để khớp với vị trí chính xác của ngón tay, từ đó gõ nội dung mà không cần phải dùng đến các nút vật lý. Theo tiết lộ trong bài đăng trên blog của thành viên Samsung, tính năng này hiện chỉ hỗ trợ tiếng Anh, nhưng nhiều ngôn ngữ có thể sẽ xuất hiện trong tương lai nếu SelfieType chứng minh sự thành công.
Một trong những nhược điểm của công nghệ này là nó chỉ có thể được coi là có giá trị từ những người đánh máy cảm ứng có kinh nghiệm, vốn không cần phải nhìn vào bàn phím để gõ. Tuy nhiên, mọi chi tiết có thể được vén màn khi SelfieType được Samsung công bố thêm trong một sự kiện tại CES 2020.
Thành Luân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.