Qui định về trả nhà công vụ khi cán bộ không còn đương chức như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên quan đến thông tin các cựu quan chức không trả lại nhà công vụ, Luật sư Đào Ngọc Lý cho biết, pháp luật cũng qui định khá cụ thể trình tự và thời hạn phải trả nhà công vụ khi cán bộ không còn đương chức nữa.
Một nhà ở công vụ tại Hà Nội
Một nhà ở công vụ tại Hà Nội
Liên quan đến thông tin các cựu quan chức không trả lại nhà công vụ, Luật sư Đào Ngọc Lý cho biết, pháp luật cũng quy định khá cụ thể trình tự và thời hạn phải trả nhà công vụ khi cán bộ không còn đương chức nữa.
Vừa qua, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã ký loạt thông báo gửi 12 cựu quan chức yêu cầu trả lại nhà công vụ của Chính phủ tại chung cư CT1-CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây đều là các cựu lãnh đạo hàm Thứ trưởng, Bộ trưởng và tương đương, nhưng việc đòi nhà đã được phát thông báo một vài lần mà vẫn chưa thu được kết quả.
Luật sư Đào Ngọc Lý.
Luật sư Đào Ngọc Lý.
Trao đổi với PV về việc pháp luật quy định về vấn đề nhà công vụ như thế nào, Luật sư Đào Ngọc Lý – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Những nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề này đều đã được quy định khá rõ, đơn cử như: Luật Nhà ở năm 2014 (hiệu lực từ 01/07/2015), Quyết định 27/2015/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chuẩn nhà ở công vụ và Thông tư số 29/2015/TT-BXD ngày 29/12/2015 của Bộ Xây Dựng về quản lý, sử dụng nhà ở công vụ.
Các văn bản pháp luật này đã xác định cụ thể mỗi nhóm đối tượng cán bộ nhất định, được hưởng tương ứng theo cấp độ nhà nào, diện tích bao nhiêu, trang thiết bị kèm theo mỗi cấp độ cán bộ đó.
Theo điểm c Khoản 1 Điều 15 Thông tư 29/2015/TT-BXD, thời hạn các bên tiến hành ký biên bản bàn giao và thu hồi nhà ở công vụ tối đa không quá 60 ngày.
Theo Luật sư Lý, trường hợp bên thuê nhà ở công vụ không bàn giao nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành báo cáo cơ quan quản lý nhà ở công vụ đề nghị thu hồi nhà ở công vụ, cơ quan quản lý nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, nếu thuộc diện phải thu hồi thì có tờ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ đó xem xét, ban hành quyết định thu hồi nhà ở công vụ, thời hạn thu hồi nhà ở công vụ tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi nhà ở công vụ có hiệu lực thi hành.
Pháp luật cũng quy định khá cụ thể trình tự và thời hạn phải trả nhà công vụ khi cán bộ không còn đương chức nữa.
Đầu tiên, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà phải thông báo cho người thuê nhà biết, đồng thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát hiện trạng nhà ở để lập Biên bản bàn giao nhà ở công vụ.
Cũng theo Luật sư Đào Ngọc Lý, trong trường hợp đối tượng phải trả nhà công vụ cố tình trì hoãn thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế. Thủ tục và trình tự cưỡng chế đã được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 29/2015/TT-BXD.
Theo đó, thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi là không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
Theo PV/vietnambiz.vn/NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.