Quảng Ngãi: Ngỡ ngàng số lượng đất, tài sản công thành...bỏ không

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua thanh kiểm tra tại 7/13 huyện thành, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện 184 cơ sở nhà, đất công sản (tài sản công) tại các địa phương trên bị bỏ sót trong quá trình lập báo cáo kê khai phương án sắp xếp và xử lý theo quy định.
Nếu không tận mắt nhìn, nghe thấy kết quả thanh kiểm tra từ cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi, thật khó để tin rằng một khối lượng tài sản công "khủng" gồm nhà và đất, trị giá tính bằng con số hàng chục tỷ đồng, thuộc quyền quản lý của các địa phương này bị lãng phí như vậy.
Kết luận Thanh tra nêu rõ số lượng tài sản công (cơ sở nhà và đất) bị các địa phương bỏ sót.
Kết luận Thanh tra nêu rõ số lượng tài sản công (cơ sở nhà và đất) bị các địa phương bỏ sót.
Tại Kết luận Thanh tra (số 02/KL-UBND, ngày 31/3/2020), về quản lý và sử dụng nhà và đất công sản từ năm 2010-2018, tại 7 huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Nghĩa Hành, Lý Sơn, Tây Trà và Trà Bồng (nay được sáp nhập thành huyện Trà Bồng), số lượng tài sản công bị các địa phương này bỏ sót (trong quá trình lập báo cáo kê khai phương án sắp xếp và xử lý theo quy định), lên đến con số 184 cơ sở nhà và đất.
Dẫn đầu trong số 7 huyện "biến" tài sản công thành...bỏ không nêu trên là huyện Nghĩa Hành (93 cơ sở nhà, đất), kế đến là huyện Sơn Hà  (32 cơ sở nhà, đất), huyện Minh Long (30 cơ sở nhà và đất), các huyện còn lại từ 4-11 cơ sở nhà và đất. Số tài sản công bị bỏ không chủ yếu là trường và các điểm trường học, nhà sinh hoạt văn hóa thôn...
Sáng 3/5, trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Bùi Thế Giới -Trưởng phòng GD huyện Sơn Tây cho biết: Sau khi tiến hành sắp xếp và sáp nhập các đơn vị trực thuộc theo quy định, còn dư ra 28 điểm trường. Ngoài đề nghị tháo dỡ 7 điểm để bàn giao đất lại cho địa phương quản lý và sử dụng, 21/28 điểm trường còn lại đã và đang được phòng Giáo dục và cấp thẩm quyền huyện chuyển, giao cho các đơn vị khác theo quy định.
Một điểm trường bị dư ra sau khi được sắp xếp và sáp nhập ở huyện Sơn Tây.
Một điểm trường bị dư ra sau khi được sắp xếp và sáp nhập ở huyện Sơn Tây.
Tuy nhiên không phải huyện nào cũng nỗ lực để khắc phục tình trạng lãng phí trên. Trong Kết luận (số 02/KL-UBND, ngày 31/3/2020), nêu rõ việc quản lý 66  cơ sở nhà, đất là trường học chưa đúng mục đích, bỏ trống gây lãng phí nhưng chính quyền các huyện không đề xuất phương án xử lý, sắp xếp lại theo quy định. Nhiều trường hợp Hiệu trưởng và Phòng GD một số huyện vượt quyền, tự ý bàn giao cho UBND xã quản lý và sử dụng.
Câu hỏi đặt ra: Để tạo và xây dựng một cơ sở công (trường, nhà văn hóa...) ngân sách nhà nước phải đầu tư số tiền tính bằng con số hàng trăm triệu, đến tỷ đồng thì việc để xảy ra lãng phí như đã nêu trên, ai và cấp nào sẽ chịu trách nhiệm, có bị xử lý hay không?.
Theo Công Xuân (Dân Việt)

http://danviet.vn/kinh-te/quang-ngai-ngo-ngang-so-luong-dat-tai-san-cong-thanhbo-khong-1084653.html

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.