Ông Đinh La Thăng thừa nhận ký 2 nghị quyết góp vốn vào OceanBank

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại phiên tòa chiều 21-6, ông Đinh La Thăng thừa nhận chính mình đã ký 2 nghị quyết của HĐQT PVN về góp vốn vào OceanBank.
 Ông Đinh La Thăng thừa nhận đã ký 2 nghị quyết của HĐQTHĐTV PVN góp vốn vào OceanBank - Ảnh: TTXVN
Ông Đinh La Thăng thừa nhận đã ký 2 nghị quyết của HĐQTHĐTV PVN góp vốn vào OceanBank - Ảnh: TTXVN
Chiều 21-6, TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT/HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cùng 6 đồng phạm kháng cáo trong vụ án góp vốn 800 tỉ đồng của PVN vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).
Theo bản án sơ thẩm, ông Đinh La Thăng với chức vụ Chủ tịch HĐQT PVN thời điểm năm 2008 đã có hành vi ký Thỏa thuận hợp tác tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank, nhưng không thông qua HĐQT. Ông Thăng còn quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của OceanBank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 21-6, bị cáo Đinh La Thăng thừa nhận bị cáo là người ký thỏa thuận số 6934 (thỏa thuận góp vốn vào OceanBank). Khi ký thỏa thuận đó, bị cáo không thông qua HĐQT và nội dung thỏa thuận là do Ban Tổng giám đốc PVN cùng Ban Trù bị thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt soạn thảo.
Ông Thăng cũng thừa nhận nghị quyết góp vốn số 7289 cũng do bị cáo ký ban hành, do thư ký HĐTV đệ trình. Tuy nhiên, bị cáo Thăng khẳng định trước khi ký nghị quyết góp vốn có tổ chức cuộc họp HĐTV tập đoàn ngày 30-9-2008 và có biên bản kèm theo.
HĐXX hỏi khi ra Nghị quyết 7289, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chưa?, ông Đinh La Thăng đáp: "Ký văn bản này nằm trong chủ trương Chính phủ đã có, cho phép thành lập Ngân hàng Hồng Việt. Sau đó, Chính phủ thay đổi chính sách, dừng việc thành lập Ngân hàng Hồng Việt. Để giải quyết hệ lụy từ việc không thành lập được Ngân hàng Hồng Việt, tôi đã ký văn bản này trên cơ sở sự thống nhất của HĐQT"
HĐXX tiếp tục truy hỏi tại thời điểm ký Nghị quyết 7289, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến gì về chủ trương, để PVN tham gia góp vốn vào vốn điều lệ của OceanBank?
"Tôi đề nghị để trả lời có hay không, rồi hay chưa phải nằm trong tổng thể, không thể cắt lát ra để nói có hay không được. Do đó, nếu việc có hay không có này không đúng bản chất sự việc, không đúng bối cảnh lịch sử lúc đó sẽ trở thành căn cứ để buộc tội tôi. Tôi không thể trả lời có hay không có, mà không giải thích"- ông Thăng nói.
Ông Thăng thừa nhận mình đã ký văn bản chấp thuận tăng vốn. Chủ tọa tiếp tục truy vấn: "Đã có ý kiến của Thủ tướng chưa?". "Toàn bộ phần góp vốn tôi đề nghị chuyển sang phần tranh luận. Việc góp vốn vào OceanBank đều được sự đồng ý của Thủ tướng"- cựu Chủ tịch PVN nói.
Về lý do kháng cáo, theo ông Đinh La Thăng, bản án sơ thẩm đã bỏ qua các chứng cứ, lập luận của luật sư bào chữa cho mình; không xem xét đến việc PVN muốn thoái vốn; PVN đã tìm được đối tác và OceanBank đồng ý, nhưng sau đó Chính phủ không cho thoái vốn, dù trước đó đã 2 lần đồng ý.
"Bản án sơ thẩm không xem xem thực tế việc tăng vốn của OceanBank, đồng thời không xem xét việc đến năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới có văn bản hướng dẫn cho phép thoái vốn. Bản án sơ thẩm cũng phủ nhận thực tế hiệu quả góp vốn, PVN được cổ tức 244 tỉ đồng và số tiền 100 tỉ đồng góp vốn lần 3 được sử dụng từ chính nguồn cổ tức của OceanBank"- ông Thăng nói
Ông Thăng cho rằng bản án sơ thẩm không đánh giá việc vào tháng 8-2011, bị cáo đã rời khỏi PVN và OceanBank hoạt động có hiệu quả và được chia cổ tức đến năm 2013. Vì vậy, bị cáo không thể chịu trách nhiệm hình sự, dân sự khi OceanBank bị mua 0 đồng khi mà bị cáo đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình tại PVN từ tháng 8-2011.
Ng. Hưởng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.
17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

(GLO)- Sáng 30-4, ông Lý Minh Thái-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai kích hoạt "báo động đỏ" để tổ chức cấp cứu cho các nạn nhân vụ hai xe khách va chạm vào rạng sáng nay tại đường tránh Chư Sê và quốc lộ 25.
Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Điều tra mở rộng vụ đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.500 tỷ đồng do Nguyễn Xuân Vinh cầm đầu, công an xác định nhiều doanh nghiệp mua hóa đơn từ đường dây trên để đưa vào sử dụng trong hoạt động tài chính, kế toán, báo cáo thuế, vi phạm quy định của pháp luật.