Đức Cơ: 168 thí sinh đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 14-3, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) bế mạc Hội thi giáo viên giỏi lần thứ VII, năm 2024.
Trao giấy công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện lần thứ VII năm 2024 cho các thí sinh. Ảnh: Thanh Tịnh
Trao giấy công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện lần thứ VII năm 2024 cho các thí sinh. Ảnh: Thanh Tịnh

Tham gia hội thi có 182 thí sinh là giáo viên bậc Mầm non, Tiểu học, THCS đến từ 43 trường học trên địa bàn huyện. Các thí sinh trải qua 2 phần thi gồm: phần thi trình bày biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và phần thi thực hành tiết dạy.

Sau 17 ngày diễn ra Hội thi (từ 27-2 đến 14-3), các thí sinh đã chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức giờ học khoa học hợp lý, thiết kế bài học theo hướng tích cực, vận dụng linh hoạt công nghệ thông tin trong giảng dạy và đạt được kết quả tốt trong hội thi.

Kết thúc hội thi, 168 giáo viên đã được công nhận đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi huyện Đức Cơ lần thứ VII, năm 2024. Dịp này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã trao giấy khen cho 39 cá nhân, 18 tập thể có thành tích xuất sắc trong hội thi.

Hội thi là cơ hội để các thầy-cô giáo trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.