Vòng chung kết cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp cấp vùng miền Trung: Gia Lai có 2 dự án tranh tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 18-9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức thi thuyết trình vòng chung kết cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 cấp vùng miền Trung.

Có 24 dự án của phụ nữ 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên lọt vào vòng chung kết cuộc thi. Trong đó, Gia Lai có 2 dự án gồm: “Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch và sản xuất các sản phẩm trà thảo dược hòa tan tại cao nguyên Kon Hà Nừng-Kbang” của chị Nguyễn Thị Thu Trang-Công ty TNHH Dược thảo Lila-xã Tân An, huyện Đak Pơ, và “Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh” của chị H’Uyên Niê (thôn Ia Lốk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh).

Chị Nguyễn Thị Thu Trang thuyết trình trước hội đồng giám khảo về dự án khởi nghiệp từ nguồn dược liệu bản địa. Ảnh: Thu Hường

Chị Nguyễn Thị Thu Trang thuyết trình trước hội đồng giám khảo về dự án khởi nghiệp từ nguồn dược liệu bản địa. Ảnh: Thu Hường

Đại diện của các dự án khởi nghiệp tiêu biểu cấp vùng có 20 phút để thuyết trình dự án của mình và trả lời các câu hỏi của hội đồng giám khảo. Các dự án đạt từ giải ba trở lên tại vòng chung kết cấp vùng sẽ tiếp tục tham dự vòng chung kết cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa" toàn quốc năm 2023.

Chị H’Uyên Niê giới thiệu dự án dựa vào tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Thu Hường

Chị H’Uyên Niê giới thiệu dự án dựa vào tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Thu Hường

Trong khuôn khổ sự kiện, sản phẩm thuộc 2 dự án khởi nghiệp của phụ nữ Gia Lai tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp-OCOP của phụ nữ khu vực miền Trung.

Các sản phẩm của phụ nữ Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp-OCOP của phụ nữ khu vực miền Trung. Ảnh: NVCC

Các sản phẩm của phụ nữ Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp-OCOP của phụ nữ khu vực miền Trung. Ảnh: NVCC

Theo đó, chị H’Uyên Niê giới thiệu các sản phẩm truyền thống của “Tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông” gồm tấm đắp, váy áo, sản phẩm thời trang bằng chất liệu thổ cẩm, bầu khô, gùi; chị Nguyễn Thị Thu Trang giới thiệu 1 số sản phẩm trà thảo dược hòa tan được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch bản địa.

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.