UBND tỉnh trả lời về mức bồi thường liên quan đến đường dây 220 kV Pleiku 2-Krông Buk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Lời Tòa soạn: Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Báo cáo số 128/BC-UBND về việc giải quyết kiến nghị cử tri theo Báo cáo số 99/BC-HĐND ngày 27-6-2023 của HĐND tỉnh. Từ số báo hôm nay, Báo Gia Lai lần lượt trích đăng nội dung này.

Kiến nghị:

Đề nghị UBND tỉnh quy định cụ thể mức bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do làm hạn chế khả năng sử dụng đất đối với phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không khi xây dựng công trình đường dây 220 kV Pleiku 2-Krông Buk mạch 2 để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc bồi thường hạn chế khả năng sử dụng đất thực hiện theo Điều 9 Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định UBND cấp huyện nơi có dự án thu hồi đất xác định giá trị bồi thường thiệt hại đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tuy nhiên, tại Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định thì việc xác định mức bồi thường thiệt hại do UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể. Do đó, việc Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND cấp huyện nơi có dự án thu hồi đất xác định giá trị bồi thường thiệt hại là chưa phù hợp theo quy định. Hơn nữa, đường dây 220 kV Pleiku 2-Krông Buk mạch 2 đi qua nhiều huyện nếu huyện quy định mức hỗ trợ khác nhau sẽ dẫn đến người dân không đồng thuận. Ngoài ra, trước đây, đối với dự án đường dây 500 kV Dốc Sỏi-Pleiku 2, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ hạn chế sử dụng đất trong hành lang đường dây dẫn điện để các địa phương triển khai thực hiện tại Công văn số 1010 ngày 11-5-2020 của UBND tỉnh.

Trả lời:

+ Khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện công trình đường dây 500 kV Dốc Sỏi-Pleiku 2, các loại đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện; được UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể là 30% đơn giá bồi thường khi thu hồi đất cùng loại tính trên diện tích nằm trong hành lang (tại Điều 11 Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND). Theo đề nghị của Ban Quản lý các công trình điện miền Trung tại Công văn số 2065/CPMB-PĐB ngày 16-3-2020 (chủ dự án), UBND tỉnh có Công văn số 1010/UBND-CNXD ngày 11-5-2020, đồng ý hỗ trợ thêm 70% giá đất cùng loại trong bảng giá đất tại địa phương.

Tuy nhiên, Điều 19 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP đã bị bãi bỏ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21-4-2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP nên Điều 11 Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND cũng hết hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

+ Việc bồi thường đối với trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP đã được UBND tỉnh quy định tại Điều 9 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND, cụ thể:

“Điều 9. Quy định cụ thể khoản 2 Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

1. Việc xác định bồi thường thiệt hại đối với trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thực hiện theo văn bản đề nghị của chủ dự án (bao gồm bản vẽ xác định vị trí, diện tích, ranh giới...).

2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng căn cứ thực tế từng công trình, dự án phối hợp chủ dự án và UBND cấp huyện nơi có dự án thu hồi đất, xác định giá trị bồi thường thiệt hại đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”.

Như vậy, theo quy định pháp luật, việc xác định thiệt hại để bồi thường hạn chế sử dụng đất xác định theo từng công trình dự án (mức độ thiệt hại là khác nhau) và việc xác định thiệt hại có sự tham gia của chủ dự án và không bị giới hạn mức bồi thường là phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân. Đường dây 220 kV Pleiku 2-Krông Buk mạch 2 đi qua nhiều địa phương nên việc xác định thiệt hại có sự tham gia của chủ dự án sẽ đảm bảo mức bồi thường thiệt hại công bằng giữa các địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

(GLO)- Ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tuy đã có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nước trong ao hồ vẫn cạn dần, nước ngầm suy giảm nhanh. Chính quyền vận động bà con nạo vét ao hồ, chia sẻ và sử dụng nước tưới tiết kiệm”.
Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

(GLO)- Sáng 12-5, tại xã Đăk Pơ Pho (huyện Kông Chro), Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn Kông Chro tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

(GLO)- Hơn 4 năm qua, mỗi năm có gần 100 học viên là bộ đội xuất ngũ và học viên người dân tộc thiểu số được cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15) nấu những bữa cơm đảm bảo ăn no, đủ chất với giá chỉ 15 ngàn đồng.