Bão số 4: Gia Lai không thiệt hại về người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 4 và công tác ứng phó bão lũ trên địa bàn tỉnh. 

Theo bản tin cuối cùng về cơn bão số 4 của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, tổng lượng mưa từ 15 giờ ngày 28-9 đến 7 giờ ngày 29-9 tại một số địa phương có mưa nhỏ, cụ thể: Chư Prông 52 mm; Đức Cơ 15,2 mm; Chư Pưh 12,6 mm; Ia Grai 11,6 mm; Biển Hồ 7,6 mm; Kông Chro 6,6 mm; Chư Sê 5,6 mm; Ia Pa 2,6 mm; Krông Pa 0,0 mm; Ia Pa 0,4 mm; An Khê 0,2 mm; Phú Thiện 20,8 mm.
Mực nước tại Trạm thủy văn An Khê trên lưu vực sông Ba lúc 13 giờ ngày 28-9 là 402,79 m dưới mức báo động I là 1,71 m. Mực nước tại Trạm thủy văn Ayun Pa trên lưu vực sông Ba lúc 13 giờ ngày 28-9 là 151,40 m dưới mức báo động I là 1,60 m. Dự báo 24 giờ tới, các huyện: Mang Yang, Đak Pơ, Kông Chro, Kbang; Phú Thiện, Ia Pa và Krông Pa, Ayun Pa; Chư Pah, Ia Grai, Đak Đoa ngày nắng gián đoạn, có mưa, mưa rào và dông; khu vực TP. Pleiku ngày có lúc nắng, có mưa rào và dông.
Nhiều diện tích mía ở huyện Kbang bị đổ rạp. Ảnh: Ngọc Minh
Nhiều diện tích mía ở huyện Kbang bị đổ rạp. Ảnh: Ngọc Minh

Trên địa bàn tỉnh có 162 hồ chứa (118 hồ chứa thủy lợi, 44 hồ chứa thủy điện), dung tích các hồ chứa đạt 51-100%, trong đó: Hồ thủy điện An Khê xả tràn với lưu lượng 25m3/s; Hồ thủy lợi Ayun Hạ xả về hạ du với lưu lượng xả là 115,74 m3/s vào lúc 7 giờ ngày 28-9. Hồ thủy lợi: Biển Hồ B, Hà Ra Bắc, Hà Ra Nam, Tân Sơn trữ nước đạt 100% dung tích và đang xả lũ qua tràn từ 0,04 m-0,2 m; các hồ chứa còn lại dung tích đạt từ 53,51%-90,55% dung tích thiết kế.

Đối với công tác ứng phó tại các vị trí xung yếu, đã rà soát lại nhân lực, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng-chống thiên tai và lên kế hoạch sẵn sàng ứng phó với tình huống rủi ro thiên tai (lực lượng 3.882 người, ca nô và xuồng 155 chiếc, ô tô 1032 chiếc, áo phao 3.882 chiếc). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm chuẩn bị sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
Đã hoàn thành việc di dời 382 hộ tại các vị trí có nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét đến nơi an toàn (huyện Kông Chro: 40 hộ; Kbang: 108 hộ; Ia Pa: 82 hộ (tăng lên 6 hộ tại thôn Đoàn Kết, xã Chư Răng); Mang Yang: 152 hộ. Đồng thời, chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng di dời kịp thời 8.470 khẩu tại các huyện phía Đông Nam của tỉnh (huyện Phú Thiện 500 khẩu, huyện Ia Pa 7970 khẩu) nếu nguy cơ bị lũ cô lập, uy hiếp.
Tính từ ngày 25 đến 29-9, bão số 4 không có thiệt hại về người. Về nhà cửa: Có 8 căn nhà bị tốc mái (trong đó Chư Sê: 3; Mang Yang: 3; Kbang: 1, thị xã An Khê: 1). 1 mái hiên nhà hộ dân tại xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang bị tốc mái. 16 nhà dân bị ngập tại thôn Plei A, B xã Ia Sol, huyện Phú Thiện. Hiện tại, 16 nhà dân bị ngập nước đã rút dần (Phần lớn nước ngập dưới chân nhà sàn của người dân đồng bào dân tộc thiểu số vùng trũng).
nnnn

Một số ngôi nhà ở xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) bị tốc mái. Ảnh người dân cung cấp

Về sản xuất nông nghiệp, thủy sản, nhiều diện tích cây trồng, đặc biệt là mía, lúa, hoa màu... bị ngã đổ, trong đó có 3 huyện đã thống kê số liệu thiệt hại, cụ thể: Đak Đoa bị thiệt hại 7,8 ha lúa (1 ha lúa nước và 6,8 ha lúa rẫy); Mang Yang bị thiệt hại 12 ha lúa tại xã Kon Thụp; Phú Thiện bị thiệt hại 128,68 ha (trong đó: 122,88 ha lúa; 5,8 ha ngô). Các địa phương khác vẫn đang tiếp tục thống kê.

Về hạ tầng, huyện Ia Pa có 7 điểm bị sạt lở tại các xã: Chư Răng (2), Ia Trok (2), Ia Broăi (1), Ia Kdăm (1), Ia Mrơn (1).
Các thiệt hại khác, khoảng 14 cây xanh bị ngã đổ (TP. Pleiku: 10; huyện Đak Đoa: 3, huyện Mang Yang: 1). Sập 1 cổng sắt tại số nhà 32 Lê Thánh Tôn, phường Ia Kring, TP. Pleiku. 1 cây phượng ngã làm đổ vách tường tại cơ sở 2 trường THCS Nguyễn Huệ. 1 nhà lồng bị đổ sập tại thôn 1, xã An Phú, TP. Pleiku với diện tích 700 m2. 1 Cổng chào thôn 1, xã Lơ Ku, huyện Kbang bị sập.
Từ khoảng 3-4 giờ sáng ngày 28 đến ngày 29-9, tại các xã Krong, Sơn Lang, Đak Rong, Kon Pne, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng và làng Bróch-xã Đông, làng Krối-xã Đak Smar, huyện Kbang bị mất điện. Điện lực huyện Kbang đã khắc phục.
5 giờ 30 phút ngày 28-9, trên địa bàn thị trấn Đak Đoa bị mất điện khoảng 30 phút. Điện lực đã khắc phục (lấy nguồn điện từ huyện Mang Yang để cung cấp).
Công tác khắc phục thiệt hại, đối với các hộ có nhà bị tốc mái chính quyền cử lực lượng xung kích hỗ trợ nhân dân khắc phục. Hiện đã khắc phục xong; có 16 nhà dân bị ngập: nước đã rút, chính quyền và người dân đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, ổn định cuộc sống; về sản xuất nông nghiệp, thủy sản: Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, xã tiếp tục triển khai công tác rà soát diện tích ảnh hưởng thiệt hại về cây trồng để thống kê, báo cáo, đề xuất hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại theo Nghị định 02/NĐ-CP của Chính phủ.
Đến nay, Điện lực Đak Đoa đã khắc phục xong; xã Kon Pne (huyện KBang) hiện chưa khắc phục sự cố mất điện. Dự kiến 11 giờ sáng mai (30-9) xã Kon Pne sẽ sửa xong; UBND các huyện bị thiệt hại đã cử lực lượng dân quân tự vệ, đội xung kích tổ chức dọn dẹp.
Trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục triển khai công tác rà soát diện tích ảnh hưởng thiệt hại để thống kê, báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền hỗ trợ. Theo dõi tình hình thời tiết, mưa sau bão để chủ động ứng phó.
LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.