Ia Grai: 92 tập thể và cá nhân được khen thưởng trong công tác tín dụng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-7, UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) đã tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo đánh giá tại hội nghị: Mặc dù trong điều kiện kinh tế-xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các chương trình tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả.

Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã triển khai 14 chương trình tín dụng, doanh số cho vay 1.219 tỷ đồng với 55.894 lượt khách hàng, tổng dư nợ đạt hơn 418 tỷ đồng với gần 10.680 khách hàng dư nợ qua 260 tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong đó, dư nợ là người đồng bào dân tộc thiểu số hơn 188 tỷ đồng với 5.710 khách hàng. Bình quân tăng trưởng tín dụng đạt 23%/năm.

Hiện nay, tổng dư nợ 3 chương trình tín dụng trọng điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo hơn 238 tỷ đồng, chiếm 57% tổng dư nợ. Tín dụng chính sách đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo tại địa phương.

 Các tập thể và cá nhân được khen thưởng về thành tích xuất sắc trong thực hiện nghị định 782002NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính. Ảnh: Thanh Nhật
Các tập thể và cá nhân được khen thưởng về thành tích xuất sắc về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Ảnh: Thanh Nhật


Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nguyễn Thị Lành đề nghị thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, cơ quan, ban, ngành tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo các hội đoàn thể nhận ủy thác, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách. Làm tốt công tác khuyến nông, hướng dẫn phương thức làm ăn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện từng địa bàn, học nghề, tạo việc làm, đi xuất khẩu lao động, giúp người nghèo thoát nghèo bền vững…

Hàng năm, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tham mưu UBND huyện ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để ủy thác mở rộng cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách mới, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trong ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, thu lãi vay và vốn vay của hộ vay, đảm bảo vốn tín dụng chính sách cho vay đúng đối tượng, có hiệu quả. Duy trì hiệu quả hoạt động tại các điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH tại các xã, thị trấn. Thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở.

Dịp này, hội nghị công bố quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam khen thưởng 10 tập thể và cá nhân, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh khen thưởng 7 tập thể và cá nhân, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai tặng giấy khen cho 54 tập thể và cá nhân, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Ia Grai tặng giấy khen 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

 

THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.