Chư Pưh rộng cửa đón nhà đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với vị trí địa lý đắc địa cùng chính sách hợp lý, huyện Chư Pưh đang là điểm sáng của tỉnh Gia Lai về thu hút nguồn lực đầu tư vào các dự án nông nghiệp, năng lượng tái tạo.
“Đất lành chim đậu”
Trung tâm cây giống với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng của Công ty cổ phần quốc tế Thông đỏ tọa lạc tại một khu đất bằng phẳng rộng hơn 12 ha ở thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh. Nơi đây đang nhân giống chanh dây với quy trình sản xuất hiện đại và quy mô khoảng 5 triệu cây giống/năm. Sau 3 tháng khởi công, Trung tâm tạo ra 1.000 thùng cây giống/tuần. Chia sẻ về lý do chọn Chư Pưh làm địa điểm sản xuất các loại cây giống, ông Lê Văn Tuyến-Tổng Giám đốc Công ty-bộc bạch: “Cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nguồn nhân lực dồi dào thì Chư Pưh là vùng nguyên liệu tiềm năng khi có nhiều hộ dân trồng chanh dây lại ở vị trí rất thuận lợi cho việc kết nối, vận chuyển hàng hóa. Khi biết chúng tôi có chủ trương đầu tư sản xuất cây giống tại địa phương, các cấp chính quyền của huyện Chư Pưh đã quan tâm tạo mọi điều kiện. Theo đó, dự án đã được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư và được chấp thuận từ tháng 5-2021”.
Trung tâm cây giống của Công ty cổ phần quốc tế Thông đỏ. Ảnh: Thiên Di
Trung tâm cây giống của Công ty cổ phần quốc tế Thông đỏ. Ảnh: Thiên Di
Tại xã Ia Hla, Công ty TNHH đầu tư chăn nuôi Bách Mộc Phát vừa tổ chức khởi công trại nuôi thứ 2 có tổng diện tích 18 ha, quy mô 2.000 con heo nái với mức đầu tư 75 tỷ đồng. Mục tiêu lâu dài của Công ty là nhân đàn heo cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Giám đốc Công ty Nguyễn Đăng Quang thông tin: “Năm 2019, Công ty xúc tiến đầu tư tại huyện Chư Pưh với bước khởi đầu là 1 trại chăn nuôi heo có tổng đàn 2.400 con, kinh phí đầu tư 93 tỷ đồng. Trại chăn nuôi đã đi vào hoạt động được 7 tháng. Ngày 23-11, Công ty tiếp tục khởi công trại chăn nuôi thứ 2. Chúng tôi chọn xã Ia Hla bởi nơi đây hội tụ mọi điều kiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cùng với đó, chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía huyện trong quá trình triển khai dự án”.
Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn huyện Chư Pưh có hàng chục dự án nông nghiệp và năng lượng tái tạo được triển khai với tổng mức đầu tư hàng ngàn tỷ đồng gồm: Nhà máy điện gió Nhơn Hòa 1, 2, 3, 4; Nhà máy điện gió Ia Le 1, 2; trang trại giống của Công ty cổ phần quốc tế Thông đỏ; 2 trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH đầu tư chăn nuôi Bách Mộc Phát… Đây là kết quả trong hoạt động kêu gọi đầu tư của huyện thời gian qua. Phó Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Đặng Xuân Tài cho hay: “Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ các hoạt động để thu hút nguồn lực đầu tư. Bên cạnh việc tổ chức hội thảo, đăng thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông và cổng thông tin điện tử của huyện về lĩnh vực kêu gọi đầu tư, địa phương còn quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xử lý tốt các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai. Nhờ đó, huyện đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến khảo sát, đầu tư dự án, trong đó, nhiều dự án có tổng mức đầu tư lớn. Đơn cử như 2 dự án điện gió có tổng số vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng”.
Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư
Các dự án đầu tư đang góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện Chư Pưh. Một lượng lớn lao động được tuyển vào các công ty làm việc với thu nhập ổn định. Đơn cử, Trung tâm giống của Công ty cổ phần quốc tế Thông đỏ mỗi ngày tạo việc làm cho khoảng 40-70 lao động với mức tiền công 220-250 ngàn đồng/ngày. “Sau khi hoàn thành xây dựng hạ tầng giai đoạn 2 và 3, chúng tôi sẽ tuyển một số lượng lớn công nhân. Thời gian tới, Công ty sẽ tiến hành xây dựng ký túc xá, nhà ăn để phục vụ công nhân”-ông Lê Văn Tuyến khẳng định. 
Dự án điện gió tạo thêm việc làm cho nhân công ở Chư Pưh. Ảnh: Thiên Di
Dự án điện gió góp phần tạo việc làm ổn định cho người dân huyện Chư Pưh. Ảnh: Thiên Di
Ông Đặng Lê Minh-Bí thư Đảng ủy xã Chư Don-phấn khởi cho hay: “Các dự án điện gió đem lại hiệu ứng tích cực cho bộ mặt nông thôn của xã. Ngoài hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, tạo việc làm ổn định cho người dân thì còn góp phần khơi dậy tiềm năng du lịch của địa phương. Trong tương lai, các nhà máy điện gió sẽ cùng với các danh lam, thắng cảnh khác như: hồ thủy lợi Plei Thơ Ga, núi Chư Don, thác Ia Nhí… trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút du khách”.
Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Pưh triển khai các chương trình hành động, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư. Phó Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện cho biết thêm: “Huyện đã xây dựng danh mục gồm 8 dự án về các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và thể thao cùng công nghiệp chế biến nông lâm và sản xuất vật liệu, hàng tiêu dùng để kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên hoạt động kêu gọi đầu tư chủ yếu qua phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Chúng tôi đang tiến hành lập các nhóm Zalo để liên kết, thông báo doanh nghiệp các lĩnh vực đang kêu gọi đầu tư. Hiện đã có 6 doanh nghiệp tổ chức khảo sát để đầu tư dự án điện mặt trời, huyện đang trình tỉnh xin ý kiến”.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.