Nghề nuôi trâu giúp người dân Tơ Tung có cuộc sống khá giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình ở xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) vươn lên thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ nghề nuôi trâu.

Người dân xã Tơ Tung có tập quán nuôi trâu lâu đời và khá phát triển. Trước đây, trong khi nhiều vùng nuôi trâu chỉ để cúng Yàng thì người dân nơi đây dùng trâu để làm sức kéo phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ông Bri cùng con vực trâu làm sức kéo. Ảnh: Đinh Yến
Ông Bri cùng con trai vực trâu tập kéo cày. Ảnh: Đinh Yến


Ông Bri (làng Đak Pkao) nói: Trong kháng chiến, nhờ có sức trâu, người dân trong làng cứ hết trồng mì, lại trồng bắp, trồng lúa vừa để có lương thực cho gia đình, vừa tiếp tế cho bộ đội đánh giặc. Đám ruộng của gia đình ông trước phải huy động nhiều người làm đất nhưng sau nhờ có sức trâu thì chỉ trong một buổi đã xong. “Trâu cày đất tơi xốp lại có thêm phân bón, biết chăm sóc thì trồng cây gì cũng phát triển nhanh, khác với kiểu chọc lỗ tra hạt mùa được mùa mất”-ông Bri cho hay. Đến nay, nhiều hộ dân trong làng vẫn dùng trâu trong sản xuất và hơn thế họ còn biết nuôi trâu để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Dẫn chúng tôi xem đàn trâu của gia đình, ông Bri bộc bạch: “Khi lập gia đình, bố mẹ chia cho mình 1 con trâu cái làm vốn. Vợ chồng mình chịu khó chăm bẵm nên sau 1 năm, trâu đã đẻ thêm 1 con nghé”. Hiện tại, gia đình ông có đàn trâu 5 con. Mỗi năm, ông bán 1-2 con nghé. Không chỉ gia đình ông Bri mà nhiều hộ trong làng cũng giàu lên nhờ nuôi trâu.

Nói về việc nuôi trâu, ông Bri cho biết: Nuôi trâu không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, lại không tốn kém, thức ăn của chúng chỉ là rơm, cỏ, lá cây, phế phẩm nông nghiệp. Hàng ngày, lùa trâu lên rẫy thả, nếu chăn gần nhà thì cắt cỏ cho ăn, thêm cám gạo, bột bắp. Chăm sóc trâu cũng không tốn nhiều công sức, chủ yếu là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, mùa hè nóng cho trâu ra ao hồ tắm, còn nhốt ở chuồng thì mình phải tắm cho trâu.

  Nhờ nuôi trâu, gia đình bà Lý Thị Bình (làng Cao Lạng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) ngày càng khá giả. Ảnh: Đinh Yến
Nhờ nuôi trâu, gia đình bà Lý Thị Bình (làng Cao Lạng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) ngày càng khá giả. Ảnh: Đinh Yến


Gia đình bà Lý Thị Bình (làng Cao Lạng) giàu lên nhờ nuôi trâu. Bà Bình kể: Năm 1996, từ tiền hỗ trợ hộ nghèo 1,2 triệu đồng, bà vay mượn thêm để mua 1 con trâu với giá 3,7 triệu đồng. Hơn 1 năm sau, bà có thêm 1 con nghé. Khi đó, kinh tế gia đình còn khó khăn nhưng bà chưa nghĩ đến việc bán trâu. Theo bà, gây dựng được đàn trâu thì mới sớm thoát nghèo. Nhờ chăm sóc tốt, đàn trâu của gia đình bà tăng đều hàng năm. Đến khi chuồng trại không đủ để nuôi nhốt thì bà mới tính đến chuyện bán.

Theo bà Bình, nuôi trâu dễ hơn nuôi bò vì ít bị bệnh. Giá bán 1 con trâu cũng cao hơn 1 con bò. Cụ thể, 1 con trâu đực nuôi 3 năm trở lên sẽ bán được 30-40 triệu đồng. Hiện tại, gia đình bà duy trì đàn trâu 17 con, trong đó có 6 con trâu mẹ. “Mỗi năm, gia đình tôi thu về gần 100 triệu đồng từ tiền bán trâu. Từ số tiền này, tôi đầu tư mua thêm đất sản xuất để phát triển kinh tế”-bà Bình bộc bạch.

Trao đổi với P.V, ông Trần Xuân Nam-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung-cho biết: “Toàn xã có khoảng 900 hộ nuôi trâu với tổng cộng hơn 1.900 con. Trâu chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng đàn gia súc trên địa bàn, mang lại nguồn thu nhập ổn định và cao hơn so với các loài vật nuôi khác. Nhờ phát triển đàn trâu mà đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 6,34%, bình quân mỗi năm giảm 0,5%”.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã, diện tích chăn thả đang ngày càng bị thu hẹp. Do đó, xã khuyến cáo người dân chủ động trồng cỏ làm thức ăn cho trâu và làm chuồng trại để nuôi nhốt, không thả rông.
 

 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.