Ayun Pa: Đồng bào dân tộc thiểu số chung tay thắp sáng đường làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chung tay thắp sáng đường làng, ngõ xóm đã trở thành phong trào lan tỏa tại các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai). Không những phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân, phong trào còn thắt chặt tình đoàn kết giữa các buôn làng.
Xã Chư Băh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Tại đây, chương trình bê tông hóa đường giao thông, nước sinh hoạt, quy hoạch khu dân cư được triển khai đồng bộ, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng lên. Cùng với đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” có sức lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực.
Mới đây, địa phương này đã huy động nguồn lực trong dân hoàn thiện đường điện thắp sáng các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chư Băh A, Chư Băh B, Hiao và buôn Bir. Từ ngày có điện thắp sáng đường làng, việc đi lại của người dân vào ban đêm được thuận lợi và an toàn hơn.
Trực tiếp tham gia lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, anh Nay Đă-Bí thư Chi bộ buôn Chư Băh A-phấn khởi cho hay: Trước đây, bà con phải dò dẫm đi lại trong đêm tối, rất nguy hiểm. 4 tháng qua, khi hệ thống đèn điện thắp sáng ở các tuyến đường làng đi vào hoạt động, người dân rất phấn khởi. Các ngã ba, ngã tư điện đường sáng trưng, đem lại cảm giác bình yên và tự tin cho bà con nơi đây mỗi khi đêm xuống. Hệ thống này đã giúp an ninh, trật tự trong buôn được đảm bảo.
Anh Nay Đă (bìa phải, Bí thư Chi bộ buôn Chư Băh A, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) giới thiệu hệ thống đèn chiếu sáng do chính mình lắp đặt. Ảnh: Vũ Chi
Anh Nay Đă (bìa phải, Bí thư Chi bộ buôn Chư Băh A, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) giới thiệu hệ thống đèn chiếu sáng do chính mình lắp đặt. Ảnh: Vũ Chi
Không giấu niềm vui mừng, chị Ksor H’Doi (buôn Hiao) chia sẻ: “Nhà mình nằm ngay ngã tư, nơi lắp bóng đèn chiếu sáng. Bây giờ, nhà cửa sáng hẳn lên, không còn tối tăm như trước nữa. Bọn trẻ trước đây tối đến chỉ biết ở nhà, nay ra ngõ vui đùa thoải mái. Buôn làng trở nên đông vui nhộn nhịp hẳn lên. Chị em phụ nữ buổi tối yên tâm đi sinh hoạt tại nhà văn hóa vì đường làng đều được thắp sáng, đi lại dễ dàng, không còn phải dùng đèn pin như trước nữa”.
Đặc thù vùng nông thôn là ban ngày người dân đi làm rẫy nên sinh hoạt của các hội-đoàn thể, câu lạc bộ, họp thôn… đều diễn ra vào buổi tối. “Trước chưa có đèn đường, bà con rất ngại đi lại, nhất là vào mùa mưa. Bây giờ, đường bê tông rộng thoáng, lại có đèn chiếu sáng, đi lại thuận lợi nên bà con tham gia các buổi sinh hoạt đông đủ hơn nhiều.  Chỉ 200.000 đồng/năm mà buôn làng văn minh hẳn lên nên bà con đều tham gia đóng góp đầy đủ”-ông Ksor Khem-Trưởng thôn Hiao nói.
Ông Lê Hữu Thùy-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh-cho biết: Thời gian qua, xã vận động quyên góp được 95 triệu đồng để lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng các ngã tư, ngã ba trong 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn điện cung cấp được nối vào nhà hộ gần nhất. Chủ nhà có trách nhiệm mở và tắt đèn theo quy định của làng. Những đoạn bị che khuất hoặc nhiều phương tiện qua lại, chủ nhà có thể linh động mở sớm và tắt muộn hơn để người dân đi lại an toàn.
“Bà con trong làng ai nấy đều phấn khởi, an ninh, trật tự ổn định, thắt chặt tình đoàn kết buôn làng. Đây là minh chứng cụ thể nhất trong việc tăng cường khối đại đoàn kết trên địa bàn xã”-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh khẳng định.
Tương tự, buôn Rưng Ma Nin (xã Ia Rbol) cũng lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ở những ngã ba, ngã tư đường và những đoạn cuối đường. Trưởng thôn Nay Úy cho biết: “Nhờ hệ thống đèn điện chiếu sáng nên mọi sinh hoạt của bà con rất thuận lợi, ai nấy đều phấn khởi”.
Trao đổi với P.V, ông Bạch Thanh Long-Chủ tịch UBND xã Ia Rbol-cho hay: Khác với Chư Băh, xã Ia Rbol huy động sự đóng góp của cán bộ, đảng viên trên địa bàn xã để lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng nông thôn bằng năng lượng mặt trời. Hệ thống này do người dân và cán bộ xã tự nguyện xây dựng kế hoạch triển khai tại 7 thôn, làng của xã.
“Tuy nhiên, các bóng điện cách nhau khá xa nên bà con mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ cùng với dân lắp thêm nhiều bóng đèn nữa giúp tất cả đường làng, ngõ xóm đều được thắp sáng, ai cũng được hưởng lợi”-ông Long nói.

Ông Lê Đình Tiến-Trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã Ayun Pa: Những năm qua, thị xã đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch và tập trung cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Việc cán bộ, đảng viên và người dân các xã, phường tự nguyện góp kinh phí xây dựng hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường ở thôn, làng, các ngã ba, ngã tư là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự địa phương.

MINH TRIỀU-VŨ CHI 

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.