Tiêu đỏ Trần Sơn mở đường ra "biển lớn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi nguồn cung vượt ngưỡng cầu, nếu không có sản phẩm độc đáo, mang tính bứt phá thì ngành sản xuất hồ tiêu Gia Lai khó lòng giữ được thị phần trước sức ép cạnh tranh về giá trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Để tìm cơ hội cho chính mình, nông dân Trần Quang Sơn (thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) đã quyết định lội ngược dòng, kỳ công làm ra tiêu đỏ chất lượng cao. Đây là dòng tiêu đắt tiền, chỉ chiếm 1% sản lượng hồ tiêu thế giới.
Hoàn mỹ sắc vị tiêu đỏ Trần Sơn
Trong thế giới gia vị, tiêu đỏ được đánh giá là loại tiêu có phẩm chất mỹ vị hàng đầu. Đơn giản bởi 100% nguyên liệu làm ra tiêu đỏ phải là quả hồ tiêu chín đỏ. Nếu như tiêu đen gần gũi bởi vẻ ngoài bình dân, hương vị thơm cay mộc mạc thì tiêu đỏ lại gây ấn tượng với màu đỏ rượu vang, đồng đều về kích cỡ, hương thơm độc đáo từ mùi trái cây chín đặc trưng, vị cay nồng ấm mạnh mẽ. Nổi bật về phẩm chất, hoàn mỹ về hương vị, sản lượng lại cực ít là lý do tiêu đỏ có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của phân khúc thị trường gia vị cao cấp, giá trị xuất khẩu sau khi chế biến hiện cao gấp 9-10 lần tiêu đen.
Anh Trần Quang Sơn bên sản phẩm tiêu đỏ Trần Sơn. Ảnh: S.C
Anh Trần Quang Sơn bên sản phẩm tiêu đỏ Trần Sơn. Ảnh: S.C
Anh Trần Quang Sơn khẳng định: “Tiêu đỏ thật sự không dễ sản xuất bởi nó đòi hỏi cao từ quy trình chăm sóc bài bản trên cây cho đến khâu thu hái công phu, kỹ thuật chế biến thành phẩm phải lưu giữ được cả sắc lẫn vị”. Ròng rã từ năm 2014 đến 2017 để xây dựng thương hiệu Tiêu đỏ Trần Sơn, nông dân này đúc kết rằng, ngay từ khâu chăm sóc vườn cây, nếu thực hành hoàn toàn theo hướng hữu cơ đảm bảo cây hồ tiêu đủ dinh dưỡng, đủ độ ẩm thì tỷ lệ quả chín đạt cao hơn, hạt chắc bóng và đồng đều hơn hẳn. Thậm chí, trên một diện tích vườn có thể khai thác được 1/2 sản lượng là tiêu đỏ nếu nắm vững bí quyết, kỹ thuật riêng. Một điều cần lưu ý là cây hồ tiêu sau thu hái cần có chế độ phục hồi để tiếp tục quay vòng cho quả mùa sau.
Để làm ra tiêu đỏ thượng phẩm, tỷ lệ quả chín khi thu hoạch phải đạt từ 80% trở lên. Công đoạn này tiêu tốn rất nhiều nhân công vì phải cẩn thận thu hái từng chùm, khéo léo tách hạt xanh đỏ mà không được để hồ tiêu chín bị giập vỏ để giữ được vị ngọt quả chín. Tiêu đỏ sau phân loại phải trải qua bước rửa trôi bụi bẩn trước khi đưa vào máy sấy hồng ngoại. Trên nền tảng công nghệ sấy hồng ngoại, giá trị tiêu đỏ sau chế biến được gia tăng rõ ràng về chất lượng, giữ được màu đỏ rượu vang và hương vị trái cây chín đặc trưng.     
Tìm đường ra “biển lớn”
Tháng 8-2018, nông dân Trần Quang Sơn bắt tay xây dựng Tổ liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững xã Nam Yang với sự tham gia hơn 60 thành viên trên diện tích hơn 100 ha. Thông qua mô hình liên kết sản xuất, các thành viên được hướng dẫn quy trình sản xuất nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu, 36/60 thành viên đã được chứng nhận chuẩn VietGAP trên nền diện tích 25 ha. Nếu như năm 2017, sản lượng tiêu đỏ Trần Sơn làm ra khoảng 2-3 tạ, chủ yếu phân phối bán lẻ trên thị trường nội địa, thì đến năm 2018, sản lượng tiêu đỏ đã tăng lên 2 tấn, trong đó riêng doanh nghiệp đối tác đặt hàng thu mua 1,5 tấn, số ít còn lại bán lẻ với mức giá 350.000 đồng/kg cho thị trường TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Bước sang năm 2019, sản lượng tiêu đỏ do các nông dân trong Tổ liên kết sản xuất đạt khoảng 10 tấn. Đầu ra cho tiêu đỏ cũng rộng mở khi đã có doanh nghiệp trong tỉnh ký kết hợp tác, đưa sản phẩm này lên sàn giao dịch điện tử. Đồng thời, ngay trong năm 2019, đối tác ở Pháp đã đưa tiêu đỏ xuất ngoại, bắt tay thăm dò thị trường và chuẩn bị các bước cần thiết để năm 2020 nhập hàng tiêu đỏ Trần Sơn với số lượng lớn.
Tiêu đỏ Trần Sơn đã có mặt tại Pháp, mở ra cơ hội phát triển tại những  thị trường khó tính nhất. Ảnh: S.C
Tiêu đỏ Trần Sơn đã có mặt tại Pháp, mở ra cơ hội phát triển tại những thị trường khó tính nhất. Ảnh: S.C
Ông Nguyễn Xuân Tùng-Chủ tịch UBND xã Nam Yang-ghi nhận: “Tiêu đỏ là sản phẩm tiêu biểu của anh Trần Quang Sơn, sản lượng tuy ít nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Mô hình liên kết sản xuất tiêu hữu cơ theo chuỗi giá trị sẽ góp phần nâng cao chất lượng nông sản, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Về phía địa phương, chúng tôi rất hoan nghênh và khuyến khích nhân rộng mô hình này để phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu Nam Yang-Lệ Chí theo hướng bền vững”. 
Theo ý kiến của ông Trịnh Quốc Việt-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chủ trương của ngành nông nghiệp là khuyến khích nông dân liên kết để sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong bối cảnh hiện nay, thay vì đi theo hướng sản xuất đại trà, bán hồ tiêu xô với giá thấp, anh Sơn đã chủ động chuyển hướng tạo ra sản phẩm tiêu đỏ chất lượng cao, mở đường ra thị trường nội địa và xuất khẩu với các sản phẩm chế biến sâu, rất đáng khuyến khích.
Dưới góc độ chuyên môn, ông Lê Tấn Hùng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-đánh giá: “Sản phẩm tiêu đỏ Trần Sơn là một trong 4 sản phẩm OCOP của huyện Đak Đoa bởi chất lượng vượt trội, nổi bật vì sản lượng tiêu đỏ trên thị trường không nhiều, quy trình sản xuất công phu hơn hẳn tiêu đen. Điều đáng ghi nhận là tiêu đỏ sản xuất theo hướng hữu cơ, tỷ lệ quả chín cao. Làm cà phê, để quả chín đều 80-90% đã khó thì khi làm tiêu đỏ, để tỷ lệ chín đều càng khó hơn, công thu hái, sàng lọc cũng tốn kém hơn. Hiện nay, huyện đã có kế hoạch hỗ trợ đối với mô hình sản xuất này. Đồng thời, sản phẩm tiêu đỏ sấy hồng ngoại Trần Sơn cũng đã đủ điều kiện để trình hồ sơ lên tỉnh để đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP”.
SƠN CA     

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.