Việt Nam thăng hạng vượt bậc trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam đã tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh 2018 của Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa được công bố mới đây.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là thông tin được Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Ousmane Dione đưa ra tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) 2017 ngày 13-12 tại Hà Nội.

Giám đốc WB đã gửi lời chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục có một năm kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định vĩ mô, nhiều tiến triển trong những cải cách chiến lược. “Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong phục hồi tăng trưởng, tuy nhiên xu hướng tăng năng suất yếu là một vấn đề cần lưu tâm. Cần cải thiện hiệu suất tại từng ngành cụ thể cũng như đa ngành, điều này cần có thể chế thị trường hiệu quả và sự hỗ trợ của Chính phủ.” - ông Ousmane Dione nói.

Cụ thể, theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018, Việt Nam xếp hạng thứ 68, với số điểm 67,93 trên thang điểm 100.

Lý giải về sự thăng hạng vượt bậc đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng đều nhiều biện pháp cải cách kinh tế hợp lý trong năm qua, cụ thể là 8/10 chỉ số được lấy để theo dõi mức độ thuận lợi trong kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam đều tăng và tăng mạnh.

Trong đó, 5 chỉ số được Ngân hàng Thế Giới đánh giá có tác động tích cực nhất đến môi trường kinh doanh chung ở Việt Nam gồm: Chỉ số Tiếp cận điện năng, Vay vốn, Nộp thuế, Giao thương quốc tế, và Thực thi hợp đồng.

Theo kết quả đánh giá, chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đạt 78,69/100 điểm, tăng 32 bậc so với Báo cáo năm 2017 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia.

Với kết quả trên, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam đã đạt và vượt so với yêu cầu thứ hạng tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Đạt mức tăng là 6,46 điểm, Tiếp cận điện năng là chỉ số đứng thứ 2 trong các chỉ số có mức tăng trưởng cao nhất, chỉ sau chỉ số về Nộp thuế.

Như trong báo cáo, chỉ số Nộp thuế được đánh giá có mức tăng điểm cao nhất trong các chỉ số của Việt Nam, với 14,78 điểm. Cụ thể, năm 2018, chỉ số này đạt 72,77/100 điểm cao hơn mức 57,99/100 điểm năm 2017.

Theo World Bank chỉ số này tăng điểm do những cải thiện trong các thủ tục nộp thuế, và việc ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng vào giao dịch điện tử trong thủ tục bảo hiểm xã hội của các cơ quan nhà nước Việt Nam đạt hiệu quả.

Cũng theo báo cáo của WB, 3 chỉ số có tốc độ tăng điểm cao nhất còn lại gồm chỉ số Vay vốn đạt 75 điểm, tăng 5 điểm so với năm 2017; chỉ số Giao thương quốc tế đứng ở vị trí 94, tăng 0,91 điểm, và chỉ số Thực thi hợp đồng tăng 0,93 điểm, ở vị trí thứ 66, so với năm trước.

WB xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.

Trần Minh/vietq.vn

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.