Khởi sắc từ Chương trình 135

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, xã an toàn khu và các thôn, làng ĐBKK theo Quyết định số 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 135) đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở những địa phương được hưởng lợi.

Thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu và các thôn, làng ĐBKK, trong 2 năm (2014-2015), toàn tỉnh  có 77 xã và 213 làng được hỗ trợ dự án phát triển sản xuất với tổng vốn hơn 68 tỷ đồng; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn 239,2 tỷ đồng.

 

Nông dân xã Ia Hrú (huyện Chư Pưh) thu hoạch bắp. Ảnh: N.D
Nông dân xã Ia Hrú (huyện Chư Pưh) thu hoạch bắp. Ảnh: N.D

Theo đó, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất có định mức vốn trung bình 300 triệu đồng/xã và 50 triệu đồng/thôn, làng; dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng có định mức 1 tỷ đồng/xã và 200 triệu đồng/thôn, làng. Trong 2 năm (2016-2017), chương trình hỗ trợ 74 xã và 214 thôn, làng hơn 59,5 tỷ đồng để phát triển sản xuất và 233,6 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ các địa phương nguồn vốn duy tu bảo dưỡng công trình...

Triển khai  thực hiện, nhân dân các xã thụ hưởng Chương trình 135 đều phấn khởi khi dự án hỗ trợ giống cây trồng, phân bón và bò giống đến đúng đối tượng hưởng lợi. Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư đáp ứng phần nào nhu cầu cho các xã và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Việc hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, bò giống... mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thay đổi phương thức sản xuất.

Ông Lương Nam Xuất Thế-Trưởng phòng Dân tộc huyện Đak Đoa, cho biết: Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình 135, diện mạo nông thôn ở những xã ĐBKK đã có những khởi sắc nhất định. Cơ sở hạ tầng giao thông được xây dựng kiên cố giúp người dân đi lại và vận chuyển, trao đổi hàng hóa thuận lợi. Một số địa phương, trong đó có xã Hnol đã thoát khỏi xã ĐBKK, người dân nhờ được hỗ trợ vật tư, cây-con giống, tập huấn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật  đã có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Còn ông Võ Minh Quang-Bí thư Đảng ủy xã Lơ Pang (huyện Mang Yang), nói: “Chương trình 135 triển khai trên địa bàn xã rất hiệu quả, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, giúp người dân ở những vùng khó khăn có điều kiện xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế”.

Theo ông Nay Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah: Chư Pah có 7 xã và một số thôn, làng ĐBKK được thụ hưởng từ Chương trình 135. Chương trình đã mang lại hiệu quả rất lớn, giúp giảm thấp tỷ lệ hộ nghèo hàng năm. Hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. Dù vậy, nhiều địa phương vẫn còn khó khăn về hạ tầng nông nghiệp, dẫn đến thiệt hại khi có hạn hán xảy ra, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất đôi khi chưa sát với nhu cầu thực tế nên hiệu quả chưa cao. Cán bộ cấp xã còn kiêm nhiệm hoặc bán chuyên trách vì vậy hạn chế còn nhiều. Trong những năm tới nên phân cấp các xã làm chủ đầu tư, nâng phụ cấp cho cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tăng định mức đầu tư cho các xã, thôn, làng ĐBKK.

Ban Dân tộc tỉnh đánh giá rằng, Chương trình 135 đã tác động lớn đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đời sống vật chất cũng như tinh thần, hiệu quả rất thiết thực. Đến nay, cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK  được quan đầu tư xây dựng với hệ thống giao thông đến trung tâm xã. Nhờ đó, giúp người dân thuận tiện trong trao đổi hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm làm ra. Tập quán sản xuất trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi rất nhiều. Hệ thống điện, đường, trường, trạm và nước sinh hoạt hợp vệ sinh giúp người dân hưởng lợi.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3-4%/năm, thu nhập bình quân hàng năm tăng 2 triệu đồng. Dù vậy, Chương trình 135 vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như: các khu vực thụ hưởng không thuận lợi cho việc tiếp cận, diện tích sản xuất còn manh mún, nguồn vốn thực hiện còn hạn chế,  tỷ lệ hộ nghèo còn cao... Tổng hợp tình hình, Ban Dân tộc tỉnh đã nêu các kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương xem xét nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả Chương 135, giúp người dân thoát nghèo bền vững. 

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.