Bài 2: Khám phá chợ đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ lâu, tại trung tâm TP. Pleiku đã hình thành một khu chợ đêm. Đây là đầu mối chủ yếu cung cấp các mặt hàng tươi sống cho hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhất là các mặt hàng rau xanh. Tìm hiểu kỹ “cơ chế” bán mua của chợ đêm sẽ giúp chúng ta phần nào trả lời các câu hỏi: Dẫu trần mình “một nắng hai sương” nhưng vì sao người trồng rau vẫn thuộc diện thu nhập thấp? Vì sao người dân  phải tiêu thụ rau xanh với giá “trên trời” và không an toàn?...

Mới 11 giờ đêm mà cả tuyến đường Nguyễn Thiện Thuật, cùng một số đoạn đường Hoàng Văn Thụ, Lê Lai (đoạn từ đường Trần Phú đến đường Hai Bà Trưng) và cả khu vực bến xe nội tỉnh đã đông đúc người mua, kẻ bán. Những cửa hiệu, quầy trái cây được xếp lại nhường chỗ cho các mặt hàng tươi sống gần như phủ kín các con đường.

Giờ này, rau xanh được các nhà vườn ùn ùn chở về bán sỉ cho các chủ vựa. Chủ vựa ở đây được hiểu là những người bỏ tiền mua rau xanh từ các nhà vườn, sau đó bán lại cho chủ các cửa hàng ở nông thôn, các “công ty hai sọt”, những người bán lẻ tại Trung tâm Thương mại Pleiku…Rau xanh tập kết tại khu vực chợ đêm Pleiku có 3 nguồn: các vùng chuyên canh rau trong tỉnh, từ Bình Định lên và từ Đà Lạt (Lâm Đồng) ra.

 

Theo quan sát của chúng tôi, giá bán sỉ và bán lẻ ở đây chênh lệch khá lớn. Một kg xà lách được chủ vựa bán ra có giá 5.000 đồng, nhưng chỉ mua từ nhà vườn với giá 4.000 đồng/kg, lãi xấp xỉ 20%. Các mặt hàng khác cũng ở mức tương tự. Vì sao chủ vựa lại “hời” như vậy? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, anh Thắng- một người trồng rau ở phường Thống Nhất, TP. Pleiku cho biết: “Cả tháng trời vật lộn với vườn tược, đổ vào đó không biết bao vốn liếng, đến đây bị ép giá. Vẫn biết như vậy là vô lý lắm, nhưng không bán sỉ cho chủ vựa thì chúng tôi không biết bán cho ai”.

Cũng theo anh Thắng, tại khu vực chợ đêm có đến hàng trăm chủ vựa như thế. Tùy theo vốn liếng, khả năng tính toán mà họ tổ chức buôn bán theo các kiểu khác nhau. Đối với những chủ vựa sẵn tiền, họ cắt giá và ứng tiền trước cho nhà vườn. Với loại này “tuy ăn dày nhưng được cái sẵn tiền, không nợ nần dây dưa”- anh Thắng nhận xét. Theo lời kể của người nông dân này, anh đã nhiều lần bị xù nợ, theo đòi vài lần không được còn bị hăm dọa “nếu đòi nữa, múc luôn”, chán ngán anh đành buông xuôi. Tại đây cũng có hàng trăm tiểu thương thức khuya, mong mua được giá gốc từ nhà vườn sau đó bán lẻ kiếm ít tiền lời trang trải cuộc sống hàng ngày.


Ở cái chợ đêm tấp nập, ồn ã và không kém phần phức tạp này, chủ vựa là những người nhàn và có thu nhập cao nhất. Một chủ vựa ở phường Ia Kring, TP. Pleiku cho biết: Mỗi đêm trung bình chị kiếm được khoảng 500- 700 ngàn đồng tiền chênh lệch. Ấy vậy mà “lịch làm việc” hàng ngày của chị đơn giản là: 11 giờ đêm ra chợ, nhận hàng từ nhà vườn, giao hàng cho những người bán lẻ, 4 giờ sáng hôm sau về nhà. Thật chẳng bù cho công việc đồng áng đầu tắt mặt tối của những người nông dân trực tiếp làm ra bó rau, quả cà… kia!

Nếu nói chủ vựa là “nấc thang” thứ nhất thì những người bán lẻ là “nấc thang” cuối cùng trong “công nghệ” đẩy giá loại hàng hóa được xem là tầm thường như rau xanh lên “ngất trời”. Trong vài lần đi chợ đêm, với sự hội tụ tất cả những cử chỉ ấm ớ nhất, người viết bài này cũng mua được rau muống với giá 1 ngàn/bó. Cũng với rau muống, vào thời điểm ban ngày, tại cổng Trung tâm Thương mại, các bà tiểu thương quý mến của chúng ta sẽ “hét” giá 5 ngàn đồng/bó. Nói vậy là để tỏ một chút lòng thương cảm với các bác nông dân nhà ta, nếu tính chi ly mỗi bó rau muống họ chỉ “nhặt” được của chủ vựa 500 đồng tiền lẻ.

Dẫu sao người dân TP. Pleiku cũng ở gần chợ đầu mối. Khổ cho người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa. Họ vừa phải ăn những bó rau xanh không còn… xanh nữa, nhưng với giá “bốc trời”. Anh Công-chủ một cửa hàng thực phẩm tươi sống ở Chư Sê tiết lộ: “Tôi gắn bó với chợ đêm Pleiku hơn chục năm nay. Nhờ chợ đêm mà tôi làm nên sự nghiệp”. Với chiếc xe tải nhẹ, khoảng 1 giờ sáng, anh ra chợ đêm lấy hàng (chủ yếu là rau xanh) sau đó đưa về bán trong ngày. Vì bán cho người dân nông thôn và phải bán với giá “mềm” một chút nên anh chọn loại hàng phẩm cấp thấp nhất. Nói trắng ra đó là những lô hàng ít an toàn nhất.

*

Trong “chuyến” chợ đêm lần này, người viết bỗng nhớ đến câu nói nổi tiếng của C.Mác: “lưu thông không tạo ra giá trị mới”. Ấy vậy mà ở chợ đêm Pleiku, những người “không tạo ra giá trị mới” lại được hưởng đặc lợi. Các ngành, các cấp làm gì để giải quyết mâu thuẫn này.

Duy Danh - Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.