Bài 1: Dạo quanh các nhà vườn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rau xanh là một trong những thực phẩm tối cần thiết đối với con người. Gia Lai là tỉnh có đủ điều kiện để trở thành vựa rau lớn của cả nước, tuy nhiên hoạt động sản xuất rau xanh, nhất là rau an toàn, trên địa bàn tỉnh thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế. Trong khi đó, hầu hết người tiêu dùng lại nơm nớp nỗi lo rau không an toàn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 vùng chuyên canh rau xanh gồm: Huyện Đak Pơ, thị xã An Khê và TP. Pleiku. Đây là những nơi có truyền thống trồng và cung cấp rau xanh từ cách đây rất lâu, với đủ các loại rau từ ngắn ngày (như cải, xà lách, rau muống, đậu cô ve…) đến dài ngày (như khổ qua, bắp sú, cà chua…).

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Trao đổi với chúng tôi về quy trình trồng rau, chị Nguyễn Thị Phượng, ở xã Tân An, huyện Đak Pơ cho hay: Từ khi gieo hạt đến khi có rau để bán là cả một quá trình gian khổ, từ khâu làm đất, chọn giống và tưới nước. Đặc biệt là việc sử dụng phân bón và các loại thuốc kích thích hợp lý để rau xanh tốt. Để có được những bó rau xanh cung cấp ra thị trường, nếu loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (một tháng cho thu hoạch), ngoài chuyện tưới phân hóa học theo định kỳ còn phải phun thuốc bảo vệ thực vật 2-3 đợt để phòng trừ sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, còn sử dụng các loại thuốc kích thích lá, rễ… để cho rau được đẹp.

Một số nhà vườn ở Tân An cho biết: Hiện nay, thu nhập của người trồng rau rất bấp bênh. Yếu tố tác động đầu tiên phải kể đến là thời tiết. Chỉ cần một trận mưa đá hay một cơn mưa lớn kèm lốc xoáy như hôm 5-4 vừa qua là công lao, vốn liếng coi như “ném xuống sông, xuống biển”. Nếu vượt qua được điều kiện thời tiết, người nông dân đối mặt ngay với bài toán khác: Giá cả thị trường. Nếu giá cao người trồng rau còn dễ thở một chút, gặp lúc rớt giá nhiều hộ không muốn thu hoạch và chỉ muốn bỏ vườn rau chạy theo trồng rau khác có giá cao hơn.

Trong chuyến tìm hiểu tại các vùng chuyên canh rau trên địa bàn tỉnh, chúng tôi có cảm giác việc sản xuất rau của người dân phần lớn đều tự phát, không tuân quy trình sản xuất rau an toàn (RAT) theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Huyện Đak Pơ được xem là địa phương có diện tích rau xanh lớn nhất tỉnh, với 1.500 ha, tập trung nhiều nhất tại 2 xã Tân An và Cư An. Phần lớn người dân nơi đây ít hiểu biết về quy trình sản xuất rau an toàn. Một số hộ tự bỏ vốn làm rau trong nhà lồng nhưng rơi vào cảnh lỗ vốn. Hỏi chuyện nhiều nhà vườn sao không sản xuất RAT thì nhận được câu trả lời rất… đúng thực tế! Chi phí sản xuất RAT cao hơn so với sản xuất rau thường nhưng tiêu thụ lại rất khó.

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, giá rau RAT cũng chỉ bằng mức giá rau được sản xuất trong điều kiện bình thường. 1.500 ha rau, với hàng trăm hộ trồng rau, nhưng theo ước tính sơ bộ của cơ quan chuyên môn, toàn huyện Đak Pơ mới chỉ có khoảng 5% hộ gia đình sản xuất RAT. Tương tự, nông dân trồng rau tại xã An Phú, TP. Pleiku và thị xã An Khê cũng không mấy mặn mà với rau RAT. Chung quy, một lý do đơn giản mà người nông dân “đang suy nghĩ trên luống… rau của họ” là sản xuất RAT vừa khó tiêu thụ, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Nằm trong hợp phần A dự án Cạnh tranh nông nghiệp, thời gian qua, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh đã lấy 297 mẫu rau ăn lá (cải, xà lách, bắp sú, mồng tơi), 154 mẫu rau ăn củ và 539 mẫu rau ăn quả tại các huyện Đak Pơ, Đak Đoa, TP. Peiku, thị xã Ayun Pa và thị xã An Khê… để phân tích. Kết quả có 36 mẫu rau ăn lá có mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, 23 mẫu rau ăn quả như khổ qua, cà chua, dưa leo, đậu cô ve cũng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.

Ông Nguyễn Văn Hữu-Tổ trưởng tổ hợp tác An Sinh-An Phú chuyên sản xuất và cung ứng RATcho biết: Quy trình sản xuất RAT và rau bình thường đều giống nhau từ khâu làm đất, giống… nhưng làm RAT đòi hỏi chi phí cao hơn. Từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, tưới nước… phải tuân theo một quy trình bài bản có ghi ngày tháng cụ thể từng chi tiết rất tỉ mỉ như ngày tháng sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng… Trong khi làm rau bình thường nếu được giá người trồng rau có thể bán bất kỳ lúc nào dù vườn họ vừa mới phun thuốc và chưa được cách ly 10-14 ngày như quy định.

Và như vậy, chuyện người tiêu dùng đang “đỏ mắt” tìm RAT thật dễ hiểu!

Duy Danh - Nguyễn Diệp

Trong năm 2011, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-lâm-thủy sản tỉnh cũng đã lấy các mẫu đất, nước và 29 mẫu rau tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh rau xanh. Kết quả: 10/15 mẫu rau bị nhiễm vi sinh vật coliform.

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.