Thủ tướng phê duyệt đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiệm vụ của đề án được Thủ tướng phê duyệt là trồng thành công một tỷ cây xanh phù hợp với điều kiện sinh thái, quy hoạch và quỹ đất hiện có của từng địa phương, trong đó, trồng  690 triệu cây cây xanh phân tán (khu vực đô thị và nông thôn), bình quân trồng 138 triệu cây/năm.

 Thu hút mọi nguồn lực để trồng thành công một tỷ cây xanh
Thu hút mọi nguồn lực để trồng thành công một tỷ cây xanh


Đề án đặt mục tiêu huy động cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào cuộc đối với việc phát triển cây xanh. Phát huy truyền thống trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, đưa việc trồng cây xanh thực sự trở thành phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia tích cực của mọi người dân, tránh thực hiện phô trương, hình thức. Tăng cường xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội để trồng một tỷ cây xanh. Trong đó, ngoài trồng rừng tập trung, cần tăng tỷ lệ trồng cây xanh phân tán tại các vùng nông thôn, khu vực đô thị, đường giao thông, công trình hạ tầng đô thị, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu văn hóa, lịch sử... bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích, có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương/vùng/miền.

Đề án nêu rõ, tại khu vực đô thị, cây xanh được trồng trên vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác.

Tại khu vực nông thôn, cây xanh được trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, nương rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công cộng khác; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái, sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản và đất chưa sử dụng khác.

Bên cạnh đó, trồng cây xanh trong rừng tập trung. Cụ thể, trồng 180.000  ha rừng trồng tập trung, tương đương khoảng 310 triệu cây (bình quân trồng 36.000  ha rừng/năm, tương đương 62 triệu cây/năm), gồm trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; trồng mới rừng sản xuất.

Về kế hoạch thực hiện, năm 2021 sẽ trồng khoảng 182 triệu cây, trong đó, cây xanh phân tán 120 triệu cây, tăng 1,5 lần so với năm 2020. Từ năm 2022 - 2025, trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm, trong đó, cây xanh phân tán 142,5 triệu cây, tăng 1,8 lần so với năm 2020.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh thành và các cơ quan liên quan xây dựng cụ thể kế hoạch 5 năm và hằng năm.

 

Theo PHAN THẢO (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.