Trường APC Gia Lai giao lưu "Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 19-10, trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Gia Lai đã tổ chức chương trình giao lưu cùng nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung về chủ đề “Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam”. Tham dự buổi giao lưu có toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh nhà trường.

Nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung là tác giả của nhiều vở diễn nổi tiếng trên sân khấu cả nước. Những tác phẩm của ông luôn ăn khách, ở cả sân khấu Nhà nước lẫn tư nhân, ở cả miền Nam và miền Bắc. Dịp này, nhà trường đã mời nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung về giao lưu cùng các em học sinh về chủ đề Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam”. Đây là một chủ đề ý nghĩa đối với các em học sinh ngày nay.

Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Trần Dung

Tại buổi giao lưu, nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung đã trò chuyện, gợi mở cho các em học sinh về “Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam”. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là một kho tàng kiến thức vô cùng quý giá, xây đắp nên truyền thống quật cường, bất khuất, lòng yêu quê hương đất nuớc và lòng tự hào dân tộc. Việc tìm hiểu lịch sử dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm trước lịch sử để tỏ lòng biết ơn đối với công lao to lớn của tổ tiên, vừa là đòi hỏi của thời cuộc để mỗi người dân Việt Nam tự tin hội nhập cùng bạn bè quốc tế với một bản sắc dân tộc mạnh mẽ.

Học sinh phải học lịch sử Việt Nam bởi, mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay,... Đồng thời, hiểu được vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa…. Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử, để khắc sâu, để nhớ lâu các sự kiện lịch sử người giáo viên lịch sử cũng cần quan tâm các môn học lân cận hỗ trợ cho bài học lịch sử; cùng với đó là những phương pháp dạy gợi mở, không quá khô khan, cứng nhắc.

Các em học sinh giao lưu về chủ đề Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam. Ảnh: Trần Dung
Các em học sinh giao lưu về chủ đề Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam. Ảnh: Trần Dung

Buổi giao lưu là một trong những hoạt động ngoại khóa bổ ích của trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Gia Lai; giúp học sinh có cách nhìn “nhẹ nhàng” hơn với môn học Lịch sử; tạo tâm lý thoải mái cho các em sau những giờ học căng thẳng.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.