Phát hiện ếch biết hót ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ếch cây biết hót là một trong số 36 loài mới mà các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới vừa công bố một báo cáo về những loài sinh vật mà các nhà sinh học tìm t hấy tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng trong năm 2011. Báo cáo cho biết, 126 loài mới đã lộ diện trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó 36 loài phân bố ở Việt Nam.
 

Loài ếch cây mới mà các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam phát ra những âm thanh khác nhau sau mỗi lần kêu.
Loài ếch cây mới mà các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam phát ra những âm thanh khác nhau sau mỗi lần kêu.

Một loài ếch cây, được phát hiện tại các cánh rừng ở vùng cao phía Bắc Việt Nam, chúng có tiếng kêu giống tiếng chim hơn là tiếng ếch đặc trưng. Con đực của các loài ếch khác thu hút con cái bằng tiếng kêu lặp đi lặp lại của chúng, nhưng ếch cây mới lại phát ra những hợp âm khác nhau sau mỗi lần kêu. Đó là sự hòa trộn của các âm huýt, tiếng lách cách, líu lo theo một thứ tự độc đáo.
 

Mắt của ếch Âm Dương gồm hai nửa màu trắng và màu đen.
Mắt của ếch Âm Dương gồm hai nửa màu trắng và màu đen.

Với đôi mắt chia thành hai nửa màu trắng và đen rõ rệt, ếch Âm Dương (Leptobrachium leucops) là một loài nổi bật khác. Chúng sống trong những khu vực rừng ẩm thường xanh và mây mù ở miền Nam Việt Nam và cao nguyên Lang Bian (Lâm Đồng).

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

Không phải ngẫu nhiên con gà có mặt trong mỹ thuật Việt từ rất lâu đời. Những họa tiết trang trí gốm từ thời Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê đã có rất nhiều hình vẽ con gà rất sinh động.