Phản ứng của Trung Quốc trước Mỹ và lãnh đạo mới của Đài Loan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 20/5, đáp lại bài phát biểu sau khi nhậm chức của tân lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức, Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho biết phát biểu của ông Lại "đã bộc lộ đầy đủ bản chất thực sự" muốn Đài Loan độc lập.
Ông Lại Thanh Đức ( phải) và người tiền nhiệm Thái Anh Văn tại lễ nhận chức ngày 20/5. Ảnh: AFP

Ông Lại Thanh Đức ( phải) và người tiền nhiệm Thái Anh Văn tại lễ nhận chức ngày 20/5. Ảnh: AFP

Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cũng thêm rằng, tình hình ở eo biển Đài Loan rất "phức tạp và nghiệt ngã".

"Độc lập của Đài Loan không tương thích với hòa bình ở eo biển Đài Loan. Cho dù tình hình trên đảo có thay đổi thế nào, dù ai nắm quyền, điều đó cũng không thay đổi được sự thật rằng hai bên đều thuộc cùng một Trung Quốc", Hãng tin Reuters dẫn lời văn phòng này.

Tương tự, khi được hỏi về lễ nhậm chức của ông Lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nói rằng nền độc lập của Đài Loan là "ngõ cụt".

Trước đó, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức sáng 20/5, ông Lại nhấn mạnh hòa bình là sự lựa chọn duy nhất, tuy nhiên Đài Loan sẽ không nhượng bộ và Trung Quốc phải tôn trọng sự lựa chọn của người dân hòn đảo này.

"Tôi cũng muốn kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa Đài Loan về mặt chính trị và quân sự, đồng thời cùng Đài Loan đảm nhận trách nhiệm toàn cầu trong việc nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và trong khu vực, để đảm bảo thế giới không phải lo sợ về một cuộc tấn công nào", Hãng tin AFP dẫn lời ông Lại phát biểu.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để thống nhất hòn đảo.

Liên quan,Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 20/5 công bố lệnh cấm vận đối với 3 công ty quốc phòng của Mỹ gồm General Atomics Aeronautical Systems, General Dynamics Land Systems và Boeing Defense, Space & Security. Các công ty này bị cấm các hoạt động xuất nhập khẩu liên quan Trung Quốc, bị cấm đầu tư mới tại nước này, theo Tân Hoa xã.

General Atomics sản xuất máy bay không người lái và hồi tháng 3 nhận được hợp đồng trị giá 250 triệu USD để cung cấp mẫu MQ-9B SkyGuardian cho Đài Loan, theo trang Airforce-Technology.

General Dynamics vận hành dịch vụ máy bay tại Trung Quốc và cũng giúp chế tạo xe tăng Abrams mà Đài Loan mua. Boeing từng nhận được hợp đồng sản xuất tên lửa Harpoon cho Đài Loan.

Hồi tháng 4, Mỹ thông qua gói viện trợ quân sự lớn cho Đài Loan trị giá 1,9 tỉ USD để bổ sung kho thiết bị quân sự của hòn đảo và các đối tác khác của Mỹ. Đài Bắc và các bên trong khu vực là đối tác của Washington cũng nhận viện trợ tài chính quân sự trị giá 2 tỉ USD.

Có thể bạn quan tâm

Bên trong Hội trường tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh YONHAP

Quốc hội Hàn Quốc xem xét kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

(GLO)- Sáng 5-12, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có chữ ký của 191 nghị sĩ đối lập đã được đưa ra trước phiên họp Quốc hội nước này. Tuy nhiên, bản kiến nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon.

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

(GLO)-Cơ quan cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra với cáo buộc Tổng thống Yoon Suk-yeol phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật vào đầu tuần. Trong khi Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên bị kiến nghị luận tội do có dính líu đến việc di dời văn phòng tổng thống và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee có liên quan âm mưu thao túng giá cổ phiếu.