Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Còn dài nỗi lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phân bón (PB), thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp. Lựa chọn sản phẩm nào để gửi gắm niềm tin trong vô vàn nhãn hiệu trên thị trường là điều người nông dân trăn trở khi mà nạn kinh doanh PB và TBVTV kém chất lượng đang hoành hành…

Một tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn như Gia Lai đã và sẽ là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác. Hiện nay, toàn tỉnh có 20 cơ sở sản xuất PB; hơn 300 đại lý, cửa hàng kinh doanh PB và TBVTV lớn nhỏ có mặt khắp nơi, kể cả vùng sâu, vùng xa, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nông dân.

“Chọn mặt gửi vàng”

Nói đến sản xuất nông nghiệp, người nông dân lúc nào cũng thường trực nỗi lo rủi ro nếu dùng PB kém chất lượng, TBVTV giả. Không có niềm tin ở các đại lý gần nhà, nhiều nông dân chịu khó vượt đường xa đến những địa chỉ lớn, uy tín để mua hàng. Rút kinh nghiệm từ những hộ sản xuất lân cận, anh Phạm Văn Hiển (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) đều cất công lên phố mua hàng. Còn anh Nay Then (làng Luh Ngó, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) thì chọn Siêu thị Nông nghiệp Sài Gòn. “Mình không chọn mua kiểu ứng hàng trước trả tiền sau ở đại lý, vì giá đẩy lên cao hơn thực tế. Cần mua gì để phục vụ canh tác là ra đến đây, vừa nhiều chủng loại để chọn lựa, vừa yên tâm về giá, về chất lượng”-anh Then chia sẻ.

 

 Lực lượng chức năng kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh TBVTV.
Lực lượng chức năng kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh TBVTV.

Nông dân đều hiểu PB không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, do đó chọn lựa nhãn hàng của nhà sản xuất uy tín và nơi bán hàng uy tín là rất cần thiết. Theo bà Lê Thị Dư-Cửa hàng trưởng Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn-Chi nhánh Gia Lai (Siêu thị Nông nghiệp Sài Gòn), hiện siêu thị có hơn 1.000 mặt hàng TBVTV và PB bày bán. Hàng nhập vào siêu thị đều có đầy đủ chứng nhận của cơ quan chức năng và là những nhà sản xuất uy tín. “Ở đây bán hàng sỉ và lẻ, có chính sách tư vấn rất kỹ. Khách mua dù là sản phẩm gì đều được các kỹ sư nông nghiệp tư vấn tại chỗ, khi cần, siêu thị sẽ cử người đến trực tiếp vườn cây để kiểm tra, xác định bệnh và tư vấn cho từng vườn. Sau khi trị bệnh xong thì quay trở lại vườn cây để đánh giá. Làm như vậy hiệu quả trị bệnh sẽ cao hơn rất nhiều”-bà Dư nói thêm.

Kiểm soát không dễ?!

Đa phần nông dân dùng PB là theo kinh nghiệm, còn dùng TBVTV theo sự mách bảo của người bán nên nhiều trường hợp khi dùng thuốc xong, cây trồng từ chỗ bệnh nhẹ lại nặng hơn, thậm chí là chết cây. Nông dân mắng vốn đại lý, còn đại lý coi đó không phải trách nhiệm của mình, cho là người mua sử dụng thuốc sai liều lượng, phun sai cách, thậm chí còn chối bỏ sản phẩm mình bán ra.

Thông thường, vào vụ sản xuất, nhiều công ty PB đưa người về cơ sở phối hợp với địa phương (có công ty còn kết hợp với cả ngân hàng) đứng ra tổ chức hội thảo “3 nhà” mà không nằm ngoài mục đích bán hàng. Cũng là một cách tiếp thị sản phẩm nhưng có doanh nghiệp chọn cách xây dựng mô hình trên các loại cây trồng, thí nghiệm sản phẩm của mình trên một số vườn tiêu ở huyện Chư Sê và Chư Pưh, để chứng minh hiệu quả cho người dân thấy và tin dùng.

Ông Huỳnh Xuân Phúc-Trưởng phòng Nghiệp vụ Tổng hợp Chi cục Quản lý Thị trường cho biết: “Để tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường PB, từ giữa tháng 4-2016 đến nay, đơn vị đã kiểm tra được 42 vụ, trong đó phát hiện và xử lý 15 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 113 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu về nhãn hàng hóa, điều kiện kinh doanh và công bố hợp quy. Điển hình mới đây đã phát hiện Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Rồng Đông Dương (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) giả mạo bao bì hàng hóa 120 bao PB hữu cơ nhãn hiệu Daconomix, buôn bán bao bì giả. Về TBVTV, hiện qua kiểm tra chưa phát hiện vi phạm về nhái nhãn hiệu. Nếu có tin báo hoặc có đơn khiếu kiện thì Chi cục sẽ tiến hành kiểm tra. Việc kiểm tra hai mặt hàng này sẽ được đẩy mạnh vào thời điểm mùa vụ”.

Cũng qua công tác thanh-kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT, đã phát hiện một số doanh nghiệp kinh doanh PB có một số yếu tố hàm lượng không đạt mức đăng ký tiêu chuẩn áp dụng. Theo ông Vũ Mạnh Hùng-Chánh Thanh tra Sở, trong quy định của Chính phủ, ngành Nông nghiệp và PTNT được quản lý phân hữu cơ và PB khác. Kiểm tra thì hầu như các cơ sở đều chấp hành đầy đủ quy định của ngành. Một vài cơ sở kinh doanh PB  nhãn hàng không có dấu hợp quy trên bao bì, một số thì vi phạm về nhãn mác. Kiểm tra kinh doanh TBVTV hầu hết đều có chứng chỉ. “Hiện nay, thị trường có rất nhiều nhãn hàng cho người tiêu dùng chọn lựa và cũng rất nhiều hình thức tiếp thị mua bán. Theo quy luật thị trường, những nơi nào làm ăn không uy tín sẽ bị đào thải, tuy nhiên người mua phải cảnh giác và nên chọn lựa những đại lý uy tín”-ông Hùng khuyến cáo.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm