Nữ lương y nơi cửa Phật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã 5 năm trôi qua, tại phòng khám từ thiện đông y Tuệ Tĩnh đường của chùa Bảo Sơn (số 84 Nguyễn Trãi, TP. Pleiku) có một nữ lương y vẫn lặng lẽ, miệt mài khám-chữa bệnh từ thiện cứu giúp những người nghèo. Đó là lương y Nguyễn Thị Thu Hằng, tức sư cô Thích nữ Minh Chánh.

Sáng chủ nhật, dưới sân chùa Bảo Sơn xe dựng kín lối đi. Từ bên ngoài nhìn vào trong phòng khám, sư cô Minh Chánh đến bên giường bệnh nhẹ nhàng hỏi han từng bệnh nhân rồi kê đơn, bốc thuốc và tận tình hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc.

 

Ảnh: Nguyễn Tú
Ảnh: Nguyễn Tú

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại phố núi Pleiku, chứng kiến bao cảnh người nghèo mắc bệnh nhưng không có điều kiện chữa bệnh, quằn quại trong cơn đau, những lúc như thế, ước muốn trở thành một lương y khám-chữa bệnh cứu đời cứ thúc giục mãi trong tâm trí sư cô. Năm 2001, sư cô Minh Chánh tốt nghiệp lương y đa khoa và làm việc tại Minh Đường (quận 4, TP. Hồ Chí Minh) và được tặng giấy khen của Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh trong việc khám-chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo.

Đến năm 2008, phòng khám bệnh y học cổ truyền từ thiện mang tên Tuệ Tĩnh đường ra đời. Cô Minh Chánh nhớ lại: “Ban đầu khi mới mở, dù là phòng khám từ thiện nhưng người dân vẫn chưa tin tưởng nên đến khám rất ít, dần dần nhiều bệnh nhân được chữa khỏi bệnh, từ đó họ đến khám và xin thuốc ngày một đông hơn. Chúng tôi lấy đó làm niềm vui vì như lời Đức Phật đã răn dạy: cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”.

Chứng kiến việc làm đầy tính nhân văn của sư cô và các cộng sự, các nhà hảo tâm đã quyên góp tiền của để sư cô xây dựng cơ sở vật chất, trang bị máy móc, thuốc men phục vụ cho công tác khám-chữa bệnh. Theo sư cô Minh Chánh, có những ngày bệnh nhân đông quá, xếp hàng từ sáng đến trưa, bản thân vừa đói, vừa mệt nhưng vẫn khám cho bằng hết. Với lòng nhiệt tình, hàng ngày sư cô và các cộng sự đã khám-chữa bệnh cho hơn 30 lượt người, cấp 30 đơn thuốc miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn đến nương nhờ cửa từ bi.

Trong đó có rất nhiều bệnh nhân là người dân tộc thiểu số và cả những bệnh nhân từ các tỉnh lân cận đến chữa bệnh. Chị Võ Thị Hoài Mỹ (xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi bị bệnh huyết trắng, cộng thêm bệnh chảy mủ tai đã chữa nhiều nơi không khỏi, khi hay tin sư cô Minh Chánh có thể chữa khỏi, tôi ra đây nhờ cô giúp. Tôi thấy sư cô khám bệnh rất nhiệt tâm, tận tình chỉ bảo cho tôi cách sắc thuốc, cách uống thuốc… Qua thời gian chữa bệnh ở đây, tôi thấy người mình khỏe ra nhiều, bệnh tình thuyên giảm”.

Đã 5 năm kể từ khi mở phòng khám này, hàng ngàn lượt người đến khám và đã được sư cô chữa bệnh thành công, thậm chí có những bệnh nhân đã đi nhiều cơ sở y tế, uống nhiều thuốc tây y không khỏi bệnh nhưng khi được điều trị ở đây bệnh tình đã thuyên giảm.

Trường hợp chị Nguyễn Thị Hoa (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) bị sỏi mật, vì không có điều kiện chữa bệnh, sỏi ngày một lớn. Sau một thời gian điều trị tại cơ sở này, chị đi siêu âm, nội soi và vui mừng khôn xiết khi biết viên sỏi đã tiêu. Hay như trường hợp ông Nguyễn Thưởng (số nhà 15, đường Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) mắc chứng nan y và dị ứng phong khiến chân lở loét, sưng tấy. Ông kể: “Tôi mắc bệnh gần 29 năm, tôi đi khám nhiều nơi không bớt mà khi về đây được sư cô châm cứu và uống 70 thang thuốc, qua 4 tháng, bệnh đã đỡ khoảng 70%, chân của tôi đã mọc da non, không ngứa nữa. Tôi mong các cơ quan chức năng và các nhà hảo tâm giúp đỡ để các sư cô trong chùa Bảo Sơn có kinh phí mua thuốc thang giúp đỡ người nghèo”.

Bên cạnh việc trực tiếp khám, bốc thuốc cho người nghèo, sư cô Minh Chánh cùng tăng ni trong chùa còn đi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền để có nguồn kinh phí cho phòng khám hoạt động. Chia sẻ với chúng tôi, sư cô Thích nữ Hạnh Nguyên-Trụ trì chùa Bảo Sơn cho biết: “Khám-chữa bệnh từ thiện tại chùa cũng vì chư phật, phục vụ chúng sanh như Đức Phật đã nói, là tâm nguyện của những vị tu sĩ. Chùa Bảo Sơn may mắn có sư cô Minh Chánh phát được tâm nguyện. Rất ít người có tâm cứu đời như sư cô Minh Chánh, vậy nên dù có khó khăn đến đâu, tôi cũng cố gắng duy trì Tuệ Tĩnh đường và tạo điều kiện để sư cô chữa bệnh cứu người”.

Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.
An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

(GLO)- Sáng 28-5, Ban Vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã và Khoa Huyết học-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hiến máu tình nguyện lần thứ I năm 2017.
Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

(GLO)- Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn còn dai dẳng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai nên ngành Y tế đang cùng các cấp chính quyền tập trung xử lý để dập tắt hoàn toàn SXH, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

(GLO)- Thời gian qua, tập thể cán bộ Trạm Y tế xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Ngày 19-4, Cục Quản lý dược cho biết, văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Les Laboratories Servier mới đây đã gửi báo cáo kèm theo kết quả điều tra, phân tích hóa học, đặc điểm nhận biết về thuốc giả mang tên Vastarel 20mg, số đăng ký VN-16510-13, số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất là Công ty Les Laboratories Servier - France.