Nóng thị trường bất động sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thị trường bất động sản thời gian gần đây đã nóng lên thấy rõ. Giá đất tại các khu vực trên địa bàn TP. Pleiku tăng chóng mặt. Điều này xuất phát từ việc ấm lên của thị trường bất động sản các thành phố lớn và xuất phát từ “chiêu trò” của giới đầu cơ khi đẩy giá đất cao hơn giá trị thực.

Thi nhau đội giá

Tại TP. Pleiku, cách đây 4 tháng, một lô đất trên đường Nguyễn Tất Thành có giá khoảng 10 tỷ đồng thì giờ đã đội lên 14 tỷ đồng. Ngay cả đường Phan Kế Bính, cách đây chừng 1 năm, mảnh đất có giá khoảng 850 triệu đồng nay tăng lên 1,5 tỷ đồng. Hay ở đường Cách Mạng Tháng Tám, trước đây căn nhà 2 tầng bán giá 1,2 tỷ đồng thì nay chỉ bán đất thôi giá đã đội lên 1,5 tỷ đồng. Những mảnh đất tại đường Cách Mạng Tháng Tám cách đây 1-2 năm, ngân hàng chưa bao giờ định giá quá 500 triệu đồng/mét ngang, nhưng nay có đoạn giá đã đội lên tới 1 tỷ đồng/mét.

 

Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy
Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy

Lâu nay tại Gia Lai, giá bất động sản xê dịch không đáng kể. Tuy nhiên, thời điểm này, giá bất động sản tăng cực mạnh. Có mảnh đất 10 năm giá không xê dịch nhưng nay đã có thể chênh lệch cả trăm triệu đồng. Khu vực kè suối Hội Phú, khi làm công tác đền bù, giá chỉ 500-600 triệu đồng, nhưng hiện đã bán lên tới trên 1 tỷ đồng/lô, thậm chí có lô giá tới 2,2 tỷ đồng. Đường Nguyễn Lương Bằng nằm tại khu này. Sau khi đường được thảm nhựa, năm 2015, 1 lô giá 1,5 tỷ đồng là cao nhất, xây nhà khoảng 1,6 tỷ đồng nữa là 3,1 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện nay có người trả đến 4,2 tỷ đồng mà chủ nhà chưa muốn bán.

Nguyên nhân sự nóng lên của bất động sản đầu tiên là do ảnh hưởng ít nhiều của thị trường bất động sản ở các thành phố lớn. Tuy vậy, nguyên nhân chính là do đội ngũ đầu cơ, cò mồi đang cố tình đẩy giá tạo “sóng”. Mua một mảnh đất để sau thời gian ngắn bán lại đã có thể lãi mấy trăm triệu đồng nên nhiều người bắt đầu hăm hở “bước” vào lãnh địa bất động sản. T., một cò đất tay ngang thổ lộ: “Vốn ban đầu của em chỉ có hơn trăm triệu đồng, em hùn với bạn mua miếng đất hẻm gần Bến xe Đức Long. Trên đất có căn nhà đã rất cũ nên chủ coi như chỉ bán đất. Em sửa sang lại nhà như mới rồi bán. Sau phi vụ này, em lãi được 50 triệu đồng. Từ phi vụ đầu tiên, cũng với cách thức như vậy, em đã bán thêm được vài căn nữa nên giờ em cũng đã có ít vốn rồi. Bây giờ, giá đất ở đường nào cũng tăng nên em lựa mảnh nào dễ bán để mua lại. Sau đó, em thế chấp ngân hàng rồi mua tiếp mảnh khác bán kiếm lời. Ai lanh thì dễ kiếm tiền từ đất lắm”.

Tiềm ẩn rủi ro

Rõ ràng, bất động sản đang là kênh đầu tư hấp dẫn. Song theo nhận định của một số người, có cảm giác đang xuất hiện đội ngũ đa-cấp-bất-động-sản, tức là thấy bất động sản có lãi, người này mua và bán lại để ăn chênh lệch. Mảnh đất ấy lại được bán cho người khác với giá cao hơn, cứ thế khiến giá đất bị đẩy lên cao hơn giá trị thực. Những người có nhu cầu thật thì rõ ràng bị hớ, còn nếu là người mua với mục đích bán kiếm lời thì có khả năng “ôm hận” khi không tìm được khách hàng và sẽ càng “chết” nếu là tiền đi vay.

Ông Lý Anh Đào-Giám đốc Ngân hàng SHB-Chi nhánh Gia Lai cho biết: “Với tình hình bất động sản như hiện nay, ngân hàng rất khó định giá tài sản để đảm bảo thanh khoản, bởi giá bất động sản đang bị đẩy lên cao hơn nhiều so với giá thực. Nếu không định giá theo thị trường thì khách hàng không hợp tác, còn theo giá thị trường thì ngân hàng rất lo. Hiện SHB giải quyết cho vay những mảnh đất có khả năng thanh khoản cao, vị trí tốt, giá trị vừa phải để dễ phát mãi nếu trường hợp khách hàng không trả được nợ vay”. Tuy nhiên, ông Đào nhận định, việc nóng quá mức của thị trường này rất dễ dẫn đến rủi ro cho người “ôm” đất, khi bất động sản tăng lên từng ngày. Đến một ngày nào đó, khi giá bị đẩy lên đến đỉnh thì sẽ đóng băng và rớt giá.

Còn chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (76/1 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) thì cho rằng: “Tôi làm việc ở lĩnh vực ít nhiều liên quan tới bất động sản nên cảm nhận rõ bất động sản ở Gia Lai đang bị bơm căng từng ngày. Theo tôi, mọi người không nên đầu tư bằng tiền vay ngân hàng. Bạn tôi từng chuốc lấy bài học đau đớn khi say sưa đầu tư vào bất động sản những năm 2007-2008 với vốn tự có 50%, 50% còn lại vay ngân hàng, lãi suất 9-10% năm. Sau đó, lãi suất ngân hàng tăng lên, trong khi bất động sản lại bắt đầu đóng băng. Trong 3 năm liền, lãi suất ngân hàng đã “ăn” hết 50-60% vốn. Tất nhiên sau đó, bạn tôi trắng tay.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.