Emagazine

E-magazine Nhộn nhịp thị trường hoa Tết

Ông Phạm Thế Tâm-Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku-cho biết: Chợ hoa Xuân Quý Mão 2023 tại TP. Pleiku diễn ra tại 3 địa điểm: Khu Hội chợ triển lãm tỉnh tại đường Hoàng Đạo Thúy với 296 lô; đường quy hoạch Đ2 thuộc khu quy hoạch suối Hội Phú (đoạn Nguyễn Lương Bằng) với 60 lô và tại số 27 đường Nguyễn Văn Cừ với 154 lô. Theo kế hoạch, chợ hoa xuân bắt đầu hoạt động từ ngày 11 và kéo dài đến hết ngày 21-1 (tức từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp).

Sau khi chợ hoa bắt đầu hoạt động, hàng ngàn chậu hoa, cây cảnh từ cả nước được đưa về bày bán tại 3 địa điểm trên giúp Phố núi rộn ràng sắc xuân.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các gian hàng ở chợ hoa năm nay chủ yếu bày bán các loại hoa truyền thống như: mai vàng, đào Nhật Tân, quất, hoa hồng, cúc. Điểm mới của chợ hoa năm nay là tại đường quy hoạch Đ2 thuộc khu quy hoạch suối Hội Phú (đoạn Nguyễn Lương Bằng) có một gian hàng bày bán cây dâu tằm dáng bonsai của anh Trần Văn Quý (92 Trần Quý Cáp, TP. Pleiku).

Tại địa điểm bán hoa, cây cảnh trên đường Nguyễn Văn Cừ, anh Đinh Bá Cường (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) bộc bạch: “Mấy năm trước, tôi bán nhiều loại hoa khác nhau. Năm nay, tôi mua 150 chậu cúc từ nhà vườn ở phường Thắng Lợi về bán với giá 500-800 ngàn đồng/chậu. Sau 5 ngày, tôi đã bán được 50 chậu. Tôi hy vọng các ngày còn lại sức mua tăng để bán hết hàng”.

Vừa bán xong một chậu hoa giấy tạo dáng bonsai với giá 1,2 triệu đồng, ông Nguyễn Văn Tân (tỉnh Phú Yên) cho biết: “Tôi mang cây cảnh lên bán ở Gia Lai 6 năm nay rồi. Năm nay, tôi thuê 2 lô để bày bán 200 chậu cảnh các loại, đến thời điểm này đã bán được 20 chậu. Giá bán từ 300 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng/chậu. Mong là những ngày tới sẽ có đông khách mua”.

Những ngày này, người dân các xã: An Phú, Chư Á, Trà Đa (TP. Pleiku) đang tất bật thu hoạch hoa lay ơn để cung cấp cho thị trường.

Còn ông Lê Thành Trung (thôn 2, xã An Phú) thì cho hay: “Tôi trồng 3 sào hoa lay ơn giống đỏ mật và đỏ nhập từ Đà Lạt. Do thời tiết không thuận lợi nên sản lượng dự kiến thu được hơn 40 ngàn cành, giảm hơn năm ngoái. Mấy ngày nay, gia đình thuê người nhổ được khoảng 15 ngàn cành bán cho thương lái vận chuyển cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Bắc. Cũng may nhờ giá tăng hơn năm ngoái nên dự kiến gia đình lãi khoảng 60-80 triệu đồng”.

Những năm gần đây, nhiều người chọn hoa lan để chơi Tết bởi nhiều màu sắc và lâu tàn. Cơ sở hoa lan Ty Ty (đường Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) là một trong những nhà vườn có nhiều hoa lan hồ điệp đa dạng màu sắc. Những ngày này, cơ sở đón nhiều khách đến chọn hoa mua về chưng Tết với giá dao động 200-220 ngàn đồng/cành.

Theo bà Nguyễn Thị Lý-Chủ cơ sở hoa lan Ty Ty: Cơ sở nhập về đa phần là lan hồ điệp Đài Loan. Đến nay, cơ sở đã bán hơn 200 ngàn cây cho khách hàng tại Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh...

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.