Nhớ hoài xôi khúc thủ đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi lần ngang qua Hà Nội, kiểu gì tôi cũng tìm mua một nắm xôi khúc.

Bánh khúc tưởng giống bánh chưng nhưng lại quá khác. Ảnh Trương Thúy
Bánh khúc tưởng giống bánh chưng nhưng lại quá khác. Ảnh Trương Thúy
Tôi là người con đất Bắc. Tôi ngang qua Hà Nội nhiều lần. Hà Nội đối với tôi xa mà gần, lạ mà quen. Mỗi lần ngang qua Hà Nội, kiểu gì tôi cũng tìm mua nắm xôi khúc.
Chẳng phải tôi “nghiện” món này đến nỗi phải mua cho bằng được mà là tôi thèm cảm giác được trở về với kỷ niệm lần đầu đến đất thủ đô. Khi thì bánh khúc Cô Lan, khi là bánh khúc Quân,… sao cũng được, miễn là tôi có được nắm bánh khúc Hà Nội cầm trên tay.
Chỉ cần cầm nắm bánh khúc nóng ấm bọc lá chuối bên ngoài là trong lòng tôi đã rộn lên sung sướng.
Tôi nhớ hương vị của miếng bánh khúc của hai chục năm về trước, nó ngon lạ ngon lùng, nó bám riết tuổi thơ tôi và ngon đến tận bây giờ. Kỷ niệm vẹn nguyên trong ký ức lại ùa về.
Ngày ấy, tôi là cô bé lớp 8 theo đoàn học sinh giỏi của trường đi thăm Lăng Bác. Lúc trở về, xe dừng bên hồ Hoàn Kiếm, thầy cô cho chúng tôi xuống xe để ngắm cảnh.
Tôi đứng nhìn mặt hồ lăn tăn sóng nước và liếc sang chiếc ghế đá bên cạnh. Thơm quá! Tôi rón rén hít nhè nhẹ cái mùi thơm tỏa ra từ nắm đồ ăn trên tay một bà cụ.
Bà vui vẻ vẫy tay ý bảo tôi ngồi lại chiếc ghế. Bà dở lần lá chuối, mùi hương thơm phức tỏa ra, một nắm xôi nếp trắng ngần, bóng nhẫy. Có lẽ, đối với một đứa trẻ “nhà quê”, lại đang đói bụng như tôi lúc đó thì đó là món ăn lạ lẫm mà hấp dẫn vô cùng. Tôi bặm môi, nén nhuốt nước miếng đang túa ra trong miệng. Bà cười, bẻ đôi nắm xôi đưa cho tôi một nửa, dịu dàng nói: “Cháu ăn cùng với bà nhé”.
Bên trong lớp vỏ xôi màu trắng là một lớp vỏ mịn màu xanh bọc lấy nhân đỗ xanh quyện với thịt mỡ. Tôi cảm giác giống nhân bánh chưng mà bố vẫn hay gói ở nhà mỗi dịp tết. Nhưng khi đưa miếng xôi lên miệng cắn một miếng ngập răng, tôi mới phát hiện ra rằng nó không hề giống vị của bánh chưng mà mình được ăn ở nhà. Một lớp nhân đậu xanh bùi béo đậm đà, quyện hương vị thơm cay cay của hạt tiêu như tan đi trong miệng.
Lúc đó, tôi có cảm giác như đây là món ăn ngon nhất từ trước đến giờ mà mình từng được ăn. Bà nhìn tôi cười hiền nói đây là bánh khúc. Con gái bà thường làm mỗi cuối tuần cho cả nhà đổi món.
Khi tiếng gọi í ới của các bạn vang lên, tôi cảm ơn bà rồi vội vàng lên xe. Hương xôi khúc cứ quấn quyện trong tâm trí. Bởi vậy, mỗi lần có dịp ngang qua Hà Nội, tôi lại muốn tìm mua một phần bánh khúc, không phải để ăn cho no bụng mà để lấp đầy những nhớ thương trong lòng.
Cùng với nỗi nhớ xôi khúc Hà Nội luôn đậm vị thơm ngon, lòng tôi còn luôn nhớ về ánh mắt hiền dịu của bà, một người Hà Nội.
Theo Trương Thúy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.