Nhiều chi tiết điêu khắc trong đền Hoysaleswara được mài bóng, có độ đồng đều ấn tượng khiến nhiều chuyên gia cho rằng đó là sản phẩm của máy tiện.
Đền Hoysaleswara nằm ở thị trấn Halebidu, bang Karnataka, miền tây nam Ấn Độ được đánh giá là quần thể kiến trúc đặc trưng, mẫu mực nhất của triều đại Hoysala (1000-1346) còn lại cho đến nay. Ngôi đền thờ thần Shiva trong đạo Hindu có cổng chính hướng ra phía đông, trong khi lối vào dành cho khách du lịch nằm ở cổng phía bắc. Trong thời đại của mình, các vị vua Hoysala đã cho xây dựng hơn 1.500 ngôi đền khắp đế chế, nhưng hiện chỉ còn khoảng 100 công trình. Ảnh: Manfred Sommer.
Đền được xây dựng từ năm 1121 tới 1160, dưới thời vua Vishnuvardhana Hoysaleshwara. Điều gây ngạc nhiên nhất với khách du lịch là những cây cột đá trong đền. Rất nhiều người cho rằng chúng trông giống như sản phẩm của máy móc cơ khí hiện đại, dù được tạo ra từ gần 900 năm trước. Ảnh: Dmitry Pavlov.
Trên thực tế, các nhà khảo cổ học cũng đưa ra ý kiến những cột trụ này được chế tác bằng máy tiện nhưng không thể giải thích được cách làm của người Hoysala. Ảnh: Wikimedia.
Gian thờ đặt Shiva linga, biểu tượng thờ phụng mang ý nghĩa sự sinh sôi nảy nở trong trời đất. Hoysaleshwara thực chất là hai ngôi đền có kiến trúc giống hệt nhau, một cho nhà vua và một cho nữ hoàng. Ở bên ngoài còn có hai nandi, kiến trúc giống ngôi đền nhưng nhỏ hơn thờ thần bò, xung quanh là lối đi bằng đá. Ảnh: Wikipedia.
Các bức tượng trong đền đều được chạm khắc từ đá nguyên khối. Nhà sử học Percy Brown mô tả toàn bộ công trình là một "ví dụ nổi bật về kiến trúc Hindu giáo" và là "đỉnh cao của kiến trúc Ấn Độ". Ảnh: Yves BENOIT.
Bức tường bên ngoài đền là sử thi của đạo Hindu được kể bằng nghệ thuật điêu khắc. Các nhà nghiên cứu, nhà phê bình đánh giá 240 tác phẩm điêu khắc của ngôi đền là kiệt tác vùng Nam Á. Ảnh: Davidthegray.
Vật liệu sử dụng cho bức tường bên ngoài được gọi là đá xanh, có đặc tính mềm và dễ tạo hình lúc mới khai thác, nhưng cứng lại theo thời gian khi tiếp xúc với không khí. Ảnh: Dmitry Pavlov.
Tượng thần bò ở ngôi đền nhỏ hơn trong quần thể kiến trúc. Hai tác phẩm này có kích thước lớn thứ 6 và thứ 7 trong số các tượng đá nguyên khối ở Ấn Độ và đứng đầu bảng về vẻ đẹp, độ tinh xảo và độ bóng. Ảnh: Yves BENOIT.
Đồ vật nằm trên tay phải của vị thần Masana Bhairava trong bức phù điêu gợi liên tưởng đến một loại máy móc cơ khí nào đó với bánh răng xung quanh. Tuy nhiên, lịch sử Ấn Độ không có bất cứ ghi chép nào nói về việc người Hoysala sở hữu các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc xây dựng ngôi đền. Ảnh: JestPic.
Hệ thống thoát nước của ngôi đền. Ảnh: Sumo's Snaps.
Vùng cao Quảng Nam có rất nhiều thứ đặc biệt nhưng có lẽ điểm đặc biệt nhất thu hút bất kỳ ai “vô tình“ đến đây đó là khung cảnh không khác gì Tây Bắc.
Thót tim trước những thánh điện, ngôi nhà nằm cheo leo trên vách núi, tưởng chừng như sắp rơi. Một trong số những ngôi nhà này phải dùng đến máy bay hoặc tuyệt kỹ leo núi mới có thể đặt chân đến được.
Từ ngọn núi hùng vĩ, dòng sông băng lấp lánh đến vùng nông thôn hiền hòa, vẻ đẹp của những công viên quốc gia ở châu Âu vô cùng đa dạng, đủ làm mê mẩn bất kỳ du khách nào ghé thăm.
Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Hình ảnh phong cảnh Việt Nam nhìn từ trên cao do nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung thực hiện thường xuyên được đăng trên tạp chí ảnh National Geographic (Mỹ) và lọt top các bức ảnh đẹp nhất.
Đối với nhiều người, hoa chỉ là hoa, nhưng đối với Raku Inoue, nghệ sĩ sáng tạo đến từ Canada thì lại khác. Anh đã tạo ra những tuyệt tác sống động từ những cánh hoa, lấy cảm hứng từ động vật khiến ai cũng phải ngỡ ngàng.
Đỉnh đèo Khau Phạ có mưa phùn, sương mù nhưng nhiều cánh dù của các VĐV nhiều kinh nghiệm vẫn có thể đưa du khách lên độ cao hàng trăm mét để bay lượn ngắm cảnh.
Dưới ánh nắng mùa thu, Hà Nội khoác lên mình chiếc áo màu vàng óng. Vệt nắng cuối ngày tô điểm cho bức tranh thủ đô nghìn năm văn hiến trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.
Công viên đèn lồng lớn nhất Việt Nam sở hữu 5.000 chiếc đèn lồng “khủng“ do Haitian Lanterns - nhà sản xuất đèn lồng hàng đầu thế giới, đối tác của Disneyland thiết kế.
Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Không chỉ nổi tiếng với những con đường trải đầy hoa anh đào, Nhật Bản còn được nhiều khách du lịch chú ý bởi hệ thống đền chùa cổ kính nhưng không kém phần thơ mộng.
Tới Lạng Sơn, bạn có thể ngỡ ngàng khi bắt gặp cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, tựa xứ sở sương mù Đà Lạt (Lâm Đồng) thứ 2 nơi vùng núi biên ải phía bắc.
Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá (Yên Mỹ, Hưng Yên) có nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống hàng trăm năm tuổi như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,... mang đậm bản sắc dân tộc.
Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.