Ngành du lịch thế giới gặp khủng hoảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngành du lịch thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng với thiệt hại ước tính hàng chục tỷ USD do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều hãng lữ hành, hãng hàng không trong tình trạng lao đao, tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Khách du lịch tham quan tại I-ta-li-a. Ảnh FRANCE 24
Khách du lịch tham quan tại I-ta-li-a. Ảnh FRANCE 24
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) G.Guê-va-ra cho rằng, hiện còn quá sớm để đưa ra con số đánh giá chính xác, song theo tính toán sơ bộ, ước tính dịch Covid-19 sẽ khiến "ngành công nghiệp không khói" của thế giới thiệt hại ít nhất 22 tỷ USD. Tính toán này dựa trên kinh nghiệm về các cuộc khủng hoảng trước đó và dựa trên những thiệt hại do số lượng khách du lịch Trung Quốc sụt giảm. Mức thiệt hại được ước tính theo kịch bản khả quan nhất với giả định số lượt khách Trung Quốc du lịch ra nước ngoài giảm 7%. Tuy nhiên, mức thiệt hại có thể tăng gấp đôi, lên tới 49 tỷ USD nếu dịch Covid-19 kéo dài. Thậm chí, con số này có thể tăng tới 73 tỷ USD nếu dịch bệnh hoành hành lâu hơn nữa. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào khách du lịch từ Trung Quốc đại lục sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Cố vấn Tổ chức Du lịch thế giới X.Ba-tu-ti cũng đánh giá rằng, sự bùng phát của dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch và hàng không toàn cầu, trở thành trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo chuyên gia này, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đã giảm đáng kể do dịch Covid-19 và có thể khiến doanh thu của các hãng hàng không giảm 29 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, với tỷ lệ đặt phòng khách sạn giảm 11% kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ngành du lịch thế giới đã thiệt hại ít nhất ba tỷ USD. Nhiều công ty dịch vụ hàng hải toàn cầu đã ngừng khai thác dịch vụ đến và đi từ Trung Quốc cho đến tháng 5 tới.
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đã lan rộng tới ngành "công nghiệp không khói" ở nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Ấn Ðộ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân và châu Âu như I-ta-li-a... Tổng cục Du lịch Thái-lan (TAT) hạ dự báo lượng du khách nước ngoài tới "Xứ sở Chùa vàng" trong năm nay xuống còn 33 triệu lượt, giảm ba triệu lượt so với chỉ tiêu mới nhất và thấp hơn khoảng sáu đến bảy triệu lượt so với mức kỷ lục 39,8 triệu lượt được ghi nhận năm 2019. Kinh tế vùng của Nhật Bản cũng bị giáng một đòn mạnh do lượng khách du lịch sụt giảm. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ngành du lịch, nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể báo hiệu tổn thất cho các nền kinh tế địa phương nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài. Ngành du lịch đóng góp khoảng 90 tỷ ơ-rô mỗi năm cho nền kinh tế I-ta-li-a, tương đương 5% GDP, chịu tác động mạnh của dịch Covid-19. Trên phạm vi toàn quốc, 40% số phòng khách sạn được đặt trước ở I-ta-li-a đã bị hủy. Không chỉ các khu vực có dịch mà cả những khu vực được cho là không có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cũng bị tác động. Các bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát ở những khu vực dịch bệnh bùng phát buộc phải đóng cửa. Tại thủ đô Rô-ma của I-ta-li-a, 90% lượng đặt phòng khách sạn trong tháng 3 đã bị hủy. Hiệp hội Du lịch I-ta-li-a đánh giá, tâm lý hoảng loạn do dịch Covid-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với ngành du lịch I-ta-li-a.
Nghành công nghiệp không khói đang trải qua "cơn bĩ cực" bởi sự tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Tổ chức Du lịch thế giới dự báo, lượng du khách quốc tế sẽ giảm từ 1 đến 3% trong năm nay, thay vì tăng trưởng từ 3 đến 4% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 1 vừa qua. Những đánh giá ban đầu cũng dự đoán, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với số lượt khách du lịch ước tính giảm từ 9 đến 12%. Tuy nhiên, Tổ chức Du lịch thế giới cũng cho biết, còn quá sớm để đưa ra dự báo đối với các khu vực khác trên thế giới trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường.
ANH THƯ (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.