Nepal đất nước hiền hòa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Được đặt chân đến Nepal là điều mà trong mơ chúng tôi cũng không bao giờ nghĩ đến. Nepal là một đất nước thật sự xinh đẹp và mến khách. Bạn càng ở lâu thì càng cảm thấy yêu mến văn hóa, đất nước và con người nơi đây.

Thành phố Katmandu

Sân bay Katmandu có quy mô nhỏ và không giống với một sân bay quốc tế chút nào. Thủ tục nhập cảnh hải quan cũng khá đơn giản. Người nước ngoài đóng tiền visa tùy thuộc vào số ngày ở lại trong đất nước Nepal, nhưng thấp nhất là 20 USD cho 15 ngày. Khi qua cổng hải quan cũng không thấy kiểm tra và soi chiếu gì, chỉ hỏi một số câu hỏi thông thường.

 

Đường phố Katmandu. Ảnh: L.V.T
Đường phố Katmandu. Ảnh: L.V.T

Đại đa số người dân Nepal đều theo Ấn Độ giáo, thần Siva là thần bảo hộ của đất nước Nepal. Đi dọc hai bên đường thì những đền thờ từ nhỏ đến lớn có khắp nơi. Người dân nơi đây đi cầu nguyện rất sớm, những ngọn đèn thắp bằng tim dầu luôn được giữ cho cháy sáng, khi cầu nguyện xong thì họ sẽ lấy một loại bột đỏ trộn với tinh dầu chấm lên trán hoặc là xoa hết đầu, tay chân. Những tượng thờ cũng được bôi chất màu đỏ này lên toàn bộ tượng và còn có cả cơm gạo và thức ăn được bôi lên tượng thờ để thể hiện lòng tôn kính của con người nơi đây đối với những vị thần linh trong tín ngưỡng của mình. Thanh niên Nepal người nào cũng cầm một tờ báo trên tay để đọc tin tức buổi sáng. Điều này đã dần mất đi ở Việt Nam khi mà nhu cầu sử dụng điện thoại smart phone ngày càng lớn.

Chúng tôi đi dọc theo những con phố. Sau trận động đất, nhiều ngôi nhà đã bị sập, vẫn là một đống gạch đổ nát. Những ngôi nhà may mắn không bị sập thì bị nứt lớn, nhà nghiêng hẳn sang một bên được gia cố bằng những vật liệu thô sơ rất nguy hiểm.

Người dân ở Nepal chủ yếu sử dụng xe mô tô, hầu như không có nhiều chủng loại xe máy khác nhau giống như ở Việt Nam. Ô tô thì chủ yếu là loại cũ và lỗi thời. Đường phố ở đây rất ít chỗ có hè phố và trải nhựa, đường chật và bụi mịt mù mà xe máy thì chạy rất nhanh và rất ẩu. Cảm giác Katmandu rất nhỏ bé bởi những con phố nhỏ nhưng khi lên đến đỉnh núi (đền Monkey) thì chúng tôi bị bất ngờ bởi không gian rộng lớn xung quanh. Vậy là chúng tôi chỉ mới đi được một phần nhỏ của thành phố.

Khu phố trung tâm dành cho khách du lịch là thiên đường mua sắm ở Katmandu, đa dạng các mặt hàng nhưng nhiều nhất là đồ thủ công mỹ nghệ, đẹp miễn bàn.

Người bạn mới quen

Chúng tôi tình cờ làm quen với Vicky trong một buổi sáng lang thang phố chợ, một câu sinh viên năm cuối người Nepal. Và cũng thật may mắn bởi sự nhiệt tình của Vicky, anh đã đi cùng chúng tôi trong suốt chặng đường ở Nepal và đã giúp chúng tôi không ít trước bao điều bỡ ngỡ.

 

Ảnh: L.V.T
Ảnh: L.V.T

Vicky đưa đoàn chúng tôi đi và trả giá xe buýt cho chúng tôi với giá rẻ không tưởng 4 USD/người cho 200 km đường đèo dốc. Phong cảnh trên đường đi đẹp với những ngọn núi cao vút, trải trên sườn núi là những mảng màu xanh ngắt, thấp thoáng là những ngôi nhà riêng lẻ trên sườn núi càng làm cho khung cảnh nên thơ và con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ. Xen giữa những ngọn núi cao sừng sững là những thung lũng lúa đang trải dài xanh mướt, khiến cho phong cảnh nơi đây như một bức tranh khổ lớn mà người xem luôn bị hút mắt hướng về.

Sau 7 tiếng đồng hồ trên xe chúng tôi cũng đến được Pokhara. Khí hậu nơi đây cực kỳ mát mẻ giống như Đà Lạt (Việt Nam), những con phố mang phong cách phương Tây hiện đại. Phố xá vắng vẻ, khác xa khu đô thị tấp nập ồn ào và bụi mịt mù ở Katmandu.

Hồ Fewa ở Pokhara, hồ lớn thứ hai ở Nepal, mặt hồ yên tĩnh, mây trời soi bóng nước. Những con thuyền đủ màu sắc phục vụ khách du lịch xếp thành hàng dài trên mặt nước như những bông hoa nở rộ trên mặt nước. Bơi thuyền lòng vòng trên mặt hồ, cậu bé lái thuyền chỉ về phía đảo, nơi vẫn còn giữ nguyên rừng nguyên sinh và thú rừng ở đây thì vẫn còn rất nhiều. Nếu không gặp trời mưa thì có lẽ chúng tôi vẫn còn thả hồn mình lang thang trên khắp mặt hồ Fewa.

Chúng tôi định bụng sẽ ghé qua nơi bắt đầu để leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới-Everest, chỉ đơn giản là check-in rồi về, nhưng kế hoạch đó phá sản ngay lập tức khi hôm sau trời mưa tầm tã. Do đó, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình đến Lumbini-nơi Đức Phật sinh ra.

Sau hơn 9 tiếng đồng hồ ngồi xe, chúng tôi đến được Lumbini nơi Đức Phật sinh ra. Du khách phải bỏ dép ở ngoài và đi chân không vào bên trong. Địa điểm linh thiêng Lumbini được bao bọc bởi một khu tu viện lớn, ở giữa là một tòa nhà màu trắng, bên trong là nền móng của một tòa nhà cổ nơi Đức Phật sinh ra. Xung quanh tòa nhà là khu đất rộng lớn. Phía trước là một hồ rộng hình vuông và một cây bồ đề cổ thụ. Tương truyền Đức Phật và mẹ hay ngồi chơi hóng mát dưới gốc cây này. Phía sau vườn có lớp học của Đức Phật khi ông còn nhỏ.

Chiều hôm đó, chúng tôi chào tạm biệt Vicky để tiếp tục cuộc hành trình của mình. Trước khi tạm biệt, Vicky còn cẩn thận dặn anh tài xế chở chúng tôi ra tới biên giới giữa Nepal và Ấn Độ và dặn chúng tôi là không được đưa thêm tiền nữa.

Lê Vi Thủy

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.