Mưu sinh trên vực sóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày cuối tháng 10 âm lịch, mưa nhiều hơn, tảo bông trang lại bật lên mạnh mẽ giữa muôn trùng sóng vỗ. Đây là món ăn quen thuộc của người dân vùng biển. Ở xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), vào mùa tảo bông trang, người dân lại rủ nhau ra biển hái. Từ sáng sớm, khi mặt trời chưa ló dạng, nhiều ngư dân đã mặc áo phao, bơi qua những ghềnh đá nhấp nhô, hòa mình trong làn nước biển lạnh giá để thu nhặt từng ngọn tảo chi chít trên các mỏm đá.

Người hái tảo phải trụ thật vững trên các mỏm đá, canh chừng từng đợt sóng để không bị sóng cuốn trôi.

Người hái tảo phải trụ thật vững trên các mỏm đá, canh chừng từng đợt sóng để không bị sóng cuốn trôi.

Tảo bông trang chỉ sinh sôi ở những tảng đá xung quanh là nước biển. Người đi hái tảo bông trang phải chịu được cái lạnh, khom mình, hụp trong nước hoặc đợi con nước hạ xuống, tảo bông trang ló dạng trên mặt đá thì nhanh chóng hái.

Hái tảo bông trang tuy là công việc thời vụ, nhưng mang lại thu nhập khá cho ngư dân trong những ngày cận Tết.

Hái tảo bông trang tuy là công việc thời vụ, nhưng mang lại thu nhập khá cho ngư dân trong những ngày cận Tết.

Bà Lê Thị Bé, ngư dân ở thôn Lý Hòa, cho biết những ngày này là mùa của tảo bông trang và rong mứt. Tảo bông trang được nhiều người ưa chuộng hơn, giá cũng cao hơn. Chỉ cần mưa nhiều là vài ngày sau tảo bông trang đã mọc lên chi chít. Còn rong mứt thì khi biển động, trời lạnh, sóng dữ mới phát triển.

“Chồng tôi từ năm 15 tuổi đã đi hái tảo bông trang. Thường sẽ hái vào sáng sớm để kịp cho vợ đem ra chợ bán. Phải là người có sức khỏe tốt mới đứng vững trước những con sóng”, bà Bé kể.

Để hái được những ngọn tảo ngon nhất, ông Nguyễn Minh Đương (trái) và ngư dân phải trèo lên những ghềnh đá chênh vênh giữa biển khơi.

Để hái được những ngọn tảo ngon nhất, ông Nguyễn Minh Đương (trái) và ngư dân phải trèo lên những ghềnh đá chênh vênh giữa biển khơi.

Ông Nguyễn Minh Đương, ngư dân thôn Lý Hưng, chia sẻ, hái tảo bông trang và rong mứt là nghề thời vụ; mỗi ngày, người chịu khó có thể có thu nhập vài trăm nghìn đồng nhờ hái rong, tảo. Nhờ đó, có tiền sắm sửa cho cái Tết đang đến gần. Thế nhưng, hái rong, tảo được xem là nghề nguy hiểm, phải đánh đổi bằng mồ hôi, máu, thậm chí là tính mạng. Nói một hồi, ông Đương cho chúng tôi xem vết tích sau nhiều năm thu hái rong, tảo, là những vết sẹo dài từ bàn chân đến đầu gối vì té ngã, va vào các mỏm đá.

Tranh thủ lúc nước rút, ông Nguyễn Văn Đa (thôn Lý Hưng) cẩn thận hái những ngọn tảo đang phơi mình trong nắng.

Tranh thủ lúc nước rút, ông Nguyễn Văn Đa (thôn Lý Hưng) cẩn thận hái những ngọn tảo đang phơi mình trong nắng.

Để có thêm thu nhập, có người phải bỏ mạng vì cái nghề chênh vênh nơi đầu sóng này. Tháng 11 vừa rồi, một ngư dân ở thôn Lý Lương trong quá trình hái rong biển đã bị ngã chấn thương, bị sóng cuốn trôi, thiệt mạng.

“Bị xây xước, rách tay chân là chuyện như cơm bữa. Những ngày biển động, sóng dữ nếu không có kinh nghiệm thì người hái rong, tảo có thể bị đuối nước. Dù nhọc nhằn là thế, nhưng bao thế hệ dân biển vẫn gắn bó với nghề”, ông Đương tâm sự.

XUÂN QUỲNH - NGUYỄN DŨNG

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Quang cảnh chương trình.

Tặng 200 phần quà cho người dân xã An Toàn

(GLO)- Ngày 13-7, tại Nhà văn hóa thôn 2 (xã An Toàn, tỉnh Gia Lai), Chùa Pháp Ấn (phường An Nhơn Nam) và Tịnh thất Chánh Nam (xã Tuy Phước Bắc) phối hợp tổ chức chương trình trao quà từ thiện cho người dân địa phương.

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

(GLO)– Hè về, Trường Tiểu học Đak Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng đọc bài của các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Lớp học hè miễn phí do giáo viên tình nguyện Vũ Phạm Ngọc Hà (phường Thống Nhất) phối hợp với Đoàn xã tổ chức, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới.

Đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung tặng quà cho các em học sinh. Ảnh: Vũ Chi

"Trao gửi yêu thương" đến học sinh xã Ia Tul

(GLO)- Ngày 12-7, đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (buôn Jứ, xã Ia Tul, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Trao gửi yêu thương”, tặng quà cho học sinh của trường.

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

(GLO)- Sáng 10-7, Ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định phối hợp cùng nhà hảo tâm và Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn-Dinh dưỡng tổ chức thăm và nấu những suất cơm tặng các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Quy Nhơn (phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai).

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

null