Một ngày với Nam Yết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa đại dương mênh mông, Nam Yết hiện ra trong tầm mắt như một viên ngọc đẹp nhất trong “chuỗi ngọc” Trường Sa. Ở đó có những rặng dừa, mù u, phong ba, bàng quả vuông… xanh ngút ngát. Đặc biệt ở nơi biên đảo anh hùng này còn có sự hiện diện của một tập thể anh hùng đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Chúng tôi đến đảo Nam Yết vào một buổi sáng trung tuần tháng 5-2015. Mùa này sóng yên biển lặng nên ngồi trên chiếc xuồng máy hướng vào bờ mà có cảm giác như đang du ngoạn một thắng cảnh nào đó trên đất liền. Thật khó diễn tả cái cảm xúc lâng lâng trong lồng ngực khi đặt chân lên đảo sau một chuyến hải trình dài ngày. Cũng thật khó nói lên cái cảm giác thân thương khi ngước nhìn những chiến sĩ trẻ khỏe đang hàng ngũ chỉnh tề chào đón những người đến từ đất liền. Đặc biệt, một niềm tự hào đang thực sự dâng trào khi ta đang bước trên mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc mình.
 

Hải đăng trên đảo Nam Yết. Ảnh: D.D
Hải đăng trên đảo Nam Yết. Ảnh: D.D

Qua khỏi chiếc cổng chào in đậm dòng chữ “Đảo Nam Yết” là một không gian xanh mướt của những tán mù u, phong ba, bàng quả vuông và dừa. Bên trái là bức tượng Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn uy nghi chỉ tay về hướng cầu cảng khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sau nghi thức chào cờ và duyệt binh, Nam Yết đón chúng tôi trong màu xanh yêu thương và nụ cười rạng rỡ. Trước cột mốc chủ quyền, một buổi giao lưu văn nghệ giữa hậu phương và tiền tuyến, giữa biển đảo và đất liền diễn ra vô cùng sôi nổi. Có lẽ cũng đang dạt dào niềm cảm xúc nên lời ca tiếng hát của các anh chị trong Đoàn Văn công Quân khu 3 vang xa, trong trẻo và nghĩa tình hơn. Đáp lại, cán bộ và chiến sĩ trên đảo đã thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời và ý chí kiên cường trong từng lời ca, điệu nhảy. Ngoài kia biển lao xao sóng vỗ như hòa điệu cùng lòng người trên đảo.
 

Đảo Nam Yết được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 22-12-2004, Huân chương Độc lập hạng nhất tháng 7-1985, Huân chương Chiến công hạng ba tháng 7-2003. Đảo 8 lần đạt danh hiệu Đơn vị quyết thắng…

Mặc dù đã là khán giả của hàng trăm chương trình giao lưu văn nghệ nhưng đây mới là lần tôi cảm động nhất. Vui hơn, cảm động hơn khi trong số anh em chiến sĩ trẻ trung ấy có một đồng hương đến từ núi rừng Gia Lai. Đó là Nguyễn Ngọc Anh, gia đình hiện đang cư trú tại xã Ia Ke, huyện Phú Thiện. Nói về cảm xúc khi gặp được các cô chú, anh chị đến từ đất liền, lại là người Gia Lai, chiến sĩ báo vụ Nguyễn Ngọc Anh thổ lộ: “Nghe tin có đoàn công tác từ đất liền ra thăm, tất thảy cán bộ, chiến sĩ trên đảo đều rất háo hức. Đêm qua, cháu trằn trọc không ngủ được, cứ mong sao trời sáng để được gặp đất liền”.

Ngọc Anh cho biết trên đảo Nam Yết hiện chỉ có mình là người Gia Lai. Tính đến nay, Ngọc Anh đã ở đảo được 9 tháng. Tôi hỏi: “Là người chỉ quen với cuộc sống núi rừng và thảo nguyên, Ngọc Anh có bỡ ngỡ khi phải công tác trong môi trường biển đảo không?”. Như chạm phải mạch cảm xúc, Ngọc Anh bộc bạch: “Có chứ ạ! Trước đây, cháu chưa bao giờ ra biển. Thời gian đầu ra đảo, cháu rất bỡ ngỡ, thấy cái gì cũng lạ lẫm… Được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của anh em trong đơn vị nên giờ cháu đã quen. Thời gian qua, cháu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo là anh em trong một nhà”.

Đặc biệt, khuôn mặt của Ngọc Anh trở nên rạng ngời khi nhận được lá thư do một đại biểu trong đoàn trao. “Ôi, cháu chưa đọc nhưng rất xúc động khi nhận được thư từ đất liền, lại là của một cô gái Phú Thiện quê cháu. Dù chưa đọc nhưng với cháu lá thư này như là một vật kỷ vật quý của đời lính đảo”-Ngọc Anh không giấu được cảm xúc. Theo chân Ngọc Anh, tôi có dịp tiếp xúc với những chàng lính trẻ tại đây. Mỗi người mỗi vẻ nhưng ở họ đều toát lên những phẩm chất đặc trưng của lính đảo: khỏe khoắn, sạm đen vì nắng gió, lạc quan và hiếu khách. Đặc biệt, dù chỉ một lần gặp nhưng họ tạo cho bạn cảm giác tự hào khi trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam có những chàng trai như vậy.

Chiều xuống! Dưới loang loáng ánh vàng nơi đầu sóng, Nam Yết đẹp tựa một bài thơ. Tất nhiên, trong các cung bậc trầm bổng của thi ca, tôi thấy hiện lên hình ảnh của rặng dừa xanh mát, của những gương mặt tươi non đầy khát vọng của cánh lính trẻ, của những con sóng dìu dặt vỗ bờ, lồng trong tiếng chuông chùa trầm mặc ngân trong thinh không. Đến Nam Yết một lần, với tôi là nhớ mãi…

Duy Danh

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).
Trở lại Lý Sơn

Trở lại Lý Sơn

(GLO)- Đảo tiền tiêu Lý Sơn-“vương quốc tỏi“, quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã có những đổi thay khiến tôi ngỡ ngàng trong ngày trở lại.
Chuẩn đô đốc giao nhiệm vụ cho thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu

Chuẩn đô đốc giao nhiệm vụ cho thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu

Chuẩn Đô đốc Phạm Xuân Điệp yêu cầu cán bộ, thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy truyền thống, đoàn kết quyết tâm, khắc phục khó khăn, với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và cầu thị, nhanh chóng huấn luyện làm chủ con tàu để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Đội đặc nhiệm đảo An Bang

Đội đặc nhiệm đảo An Bang

(GLO)- Ở đảo An Bang có một đội đặc nhiệm rất độc đáo. Đội có nhiệm vụ “chuyên trị“ hỗ trợ đưa xuồng vào đảo để cán bộ, nhân dân đến thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ công tác trên đảo. “Lý do có đội đặc nhiệm này trước tiên là vì vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đảo An Bang“-Đại tá, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 Hải quân Vùng 4 Phan Ngọc Quang, tiết lộ. Theo Phó Chính ủy, An Bang có vị trí chiến lược tạo lá chắn vòng ngoài ngăn chặn hoạt động chống phá, tiến công của kẻ thù từ hướng biển, khống chế các loại máy bay quân sự, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, lãnh hải quốc gia.
Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

(GLO)- Sáng 18-1, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân tổ chức khởi hành đoàn công tác thăm, chúc và tặng quà Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang công tác, sinh sống tại hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND tỉnh Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và đông đảo nhân dân tỉnh Đà Nẵng.