Miễn giảm lãi vay cho 34.350 khách hàng với tổng dư nợ 185.000 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 12/3, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết: Bước đầu, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng với tổng dư nợ là 21.753 tỷ đồng; miễn giảm lãi cho vay cho 34.350 khách hàng với dư nợ 185.000 tỷ đồng.  

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước đang phát biểu. Ảnh: SBV.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước đang phát biểu. Ảnh: SBV.



Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, các TCTD đã tiếp tục hoàn thiện hồ sơ mới cho vay mới 5.493 khách hàng với tổng số cho vay dự kiến khoảng 24.000 tỷ đồng. Dịch bệnh COVID-29 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, tác động rất lớn tới tình hình trong nước như hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải, nông lâm nghiệp, thủy sản, điện tử, gia dầy, dệt may, thương mại nội địa, lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp FDI…Việc tạm hoãn các dự án đầu tư mới đã ảnh hưởng lớn sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới doanh thu và dòng tiền trả nợ của khách đồng nghĩa tác động tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Do tác động của dịch bệnh khiến mức tăng trưởng tín dụng rất thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Tính từ đầu năm đến ngày 4/3, tốc độ tăng trưởng dư nợ chỉ đạt 0,1%, so với cùng kỳ năm ngoái (0,85%). Ảnh hưởng dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn. Qua báo cáo sơ bộ của 23 TCTD, có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ, chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống bị ảnh hưởng bởi dịch này.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho hay: Thời gian qua, NHNN đã nhận được nhiều văn bản xin tháo gỡ khó khăn của tổ chức hiệp hội trong lĩnh vực vận tải, da giầy, sắn, cà phê, Vinatex, cơ sở giáo dục ngoài công. Trước những khó khăn của doanh nghiệp, NHNN đã ban hành Công văn 1117/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó, tạm thời cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ - trước khi ban hành Thông tư 01/2020 của NHNN có hiệu lực từ ngày 12/3 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi. Đến nay, NHNN đã rất chủ động để các TCTD cũng như các doanh nghiệp yên tâm khi nợ đến hạn mà bị ảnh hưởng COVID-19 thì vẫn được chuyển nhóm nợ cũng như được vay vốn nếu dự án khả thi.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục sát sao theo dõi diễn biến tác động của dịch để có giải pháp triển khai, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh; hỗ trợ khách hàng vay vốn nhằm gỡ khó khăn giảm thiệt hại do COVID-19. Phía NHNN cũng yêu cầu TCTD triển khai Thông tư 01 nghiêm túc của NHNN; đồng thời các TCTD đã đăng ký thì thực hiện tốt chương trình hỗ trợ tín dụng để chia sẻ với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng giá trị là 285.000 tỷ đồng.

"Phía ngân hàng cũng xác định ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Đây là lĩnh vực mà NHNN cho rằng sẽ rất cần sau khi hết dịch COVID-19. Mức lãi suất tùy thuộc vào tình hình cụ thể của khách hàng và doanh nghiệp bị ảnh hưởng để căn cứ, không có mức cố định. Bình quân, các TCTD sẽ giảm từ 0,5 - 1% so với mặt bằng lãi suất trên thị trường", ông Nguyễn Quốc Hùng nói.


 


Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất điều hành

Tại buổi hộp báo chiều 12/3, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: NHNN sẽ sớm điều chỉnh lãi suất điều hành theo xu hướng thế giới, giúp các TCTD có thanh khoản dồi dào, có thêm điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp. Chưa công bố thời điểm hạ lãi suất song Phó Thống đốc cho biết, mức giảm sẽ “tương đối tích cực”.

“Các TCTD cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay lần này không chỉ để thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ mà còn thể hiện tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp. Nếu như năm 2009, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp được thực hiện bằng nguồn ngân sách (cấp bù lãi suất) thì lần này, việc hỗ trợ doanh nghiệp hoàn toàn bằng nguồn của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đã chia sẻ lợi nhuận của mình với khó khăn của doanh nghiệp”, Phó Thống đốc nói.


 

Theo Minh Phương/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.