Lao đao vì giá heo giảm mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, giá heo thịt, heo giống trên địa bàn tỉnh giảm mạnh không chỉ khiến người chăn nuôi bị thua lỗ nặng mà Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh cũng chịu cảnh tương tự khi đàn heo thịt và heo giống đến tuổi xuất chuồng nhưng tiêu thụ rất chậm, ít người tìm mua. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Trung tâm trong việc duy trì nuôi dưỡng đàn heo giống phục vụ người chăn nuôi trong tỉnh.

Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh là đơn vị có nhiệm vụ nuôi giữ đàn heo giống để sản xuất con giống và tinh dịch heo chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, Trung tâm là nơi cung cấp một lượng lớn heo giống và tinh dịch heo đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của người dân.

 

Đàn heo của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh. Ảnh: N.D
Đàn heo của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh. Ảnh: N.D

Từ đầu năm đến nay, đàn heo giống của Trung tâm phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước, giá heo hơi và heo giống xuống thấp không chỉ khiến hộ chăn nuôi khó khăn mà Trung tâm cũng lâm vào cảnh khốn khó khi đàn heo thịt và heo giống tiêu thụ rất chậm và giảm giá. Hiện tại, giá heo giống chỉ còn khoảng 35- 40 ngàn đồng/kg, giảm gần 50% so với cuối năm 2016. Với mức giá này, Trung tâm lỗ khoảng 40 ngàn đồng/kg. Bên cạnh đàn heo giống, từ tháng 3 đến nay, lượng tinh dịch heo tiêu thụ cũng giảm đến 40% do người chăn nuôi giảm đàn, không phối giống. Nguồn thu từ việc bán tinh dịch heo của Trung tâm cũng giảm mạnh.

Ông Lê Minh Đức-Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh cho hay: Hiện tại, đơn vị đang tồn khoảng 300 con heo thịt đã đến thời kỳ xuất chuồng. Dù giá chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg heo hơi, nhưng vẫn không có khách tìm đến mua. Không chỉ với heo thịt, khoảng 700 con heo giống của Trung tâm cũng rất ít người đến mua, dù giá thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 50%. Đặc biệt, do người chăn nuôi không còn mặn mà tái đàn nên việc bán tinh dịch heo cũng giảm. Trong tháng 4 và tháng 5 lượng tinh dịch heo bán ra thị trường giảm đến 50% so với tháng 1-2017. Theo dự đoán, chăn nuôi heo thời gian tới chưa thể tăng đàn trở lại, nguồn thu sự nghiệp của Trung tâm vì vậy bị giảm sút so với kế hoạch khoảng 2,5 tỷ đồng. Trước tình hình này, Trung tâm đề nghị tỉnh cấp bù kinh phí để duy trì đàn heo giống phục vụ phát triển chăn nuôi trước mắt cũng như lâu dài. Ngoài ra, theo ông Đức,  không chỉ giá heo đang rớt thê thảm mà giá bò cũng đang có chiều hướng giảm, gây khó khăn cho hoạt động của Trung tâm.

Về phần mình, Trung tâm đã triển khai nhiều giải pháp như: tích cực liên hệ tìm khách hàng tiêu thụ, thông báo giảm giá bán heo giống, heo thịt, tăng cường tiếp cận thị trường để bán heo giống, heo thịt nhằm ổn định thu nhập… Nhưng nhìn chung tình hình chưa mấy khả quan.

Để chia sẻ với những khó khăn của Trung tâm, mới đây, Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT đã vận động các đơn vị, doanh nghiệp, công nhân, viên chức mua thịt heo hỗ trợ Trung tâm với hy vọng giải pháp tình thế này phần nào giúp Trung tâm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm