Làm thêm dịp hè: Cơ hội rèn kỹ năng từ thực tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làm thêm dịp hè không chỉ giúp học sinh-sinh viên có thêm thu nhập mà còn là cơ hội để trang bị thêm những kiến thức xã hội, kỹ năng cần thiết từ thực tế cho cuộc sống tương lai.



Với niềm đam mê ca hát, bạn Hà Tuấn Nam-sinh viên Khoa Văn hóa Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Gia Lai) đã tận dụng lợi thế sẵn có của mình cùng với những kiến thức được học từ trường lớp để kết nối với những người trong nghề, tìm công việc chơi nhạc cho các hội nghị, quán cà phê, các buổi tiệc… vào mỗi buổi tối hoặc dịp cuối tuần.

Cậu sinh viên Hà Tuấn Nam với đam mê âm nhạc. Ảnh: Trân Trân
Cậu sinh viên Hà Tuấn Nam với đam mê âm nhạc. Ảnh: Trân Trân

Bạn Nam chia sẻ: “Mình đam mê âm nhạc từ nhỏ, cứ nghe ở đâu có tiếng đàn, tiếng hát là lần bước đến thưởng thức. Vì thế mình quyết tâm vào học Khoa Văn hóa-Nghệ thuật của Trường Cao đẳng Gia Lai. May mắn được thầy cô quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ kết nối với các anh chị làm nghề và các bầu show trong tỉnh, nên việc đi làm thêm của mình cũng khá thuận lợi. Nhờ những công việc làm thêm này mà mình được gặp gỡ và trò chuyện với những người có cùng niềm đam mê. Từ đó, mình cũng đã học hỏi được rất nhiều điều, nó giúp mình được cọ xát thực tế, trau dồi và hoàn thiện kỹ năng biểu diễn, phát triển thành phiên bản tốt nhất”.

Cùng là sinh viên Khoa Văn hóa-Nghệ thuật, bạn Klong Ha Tranh cũng bắt đầu chạy show khi đang học năm đầu tiên. Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hoạt động nghệ thuật nên ngay từ nhỏ, Tranh đã có định hướng tương lai sẽ trở thành một nhạc công chuyên nghiệp.

Những ngày đầu “tập tõm” đi làm thêm, Klong Ha Tranh chỉ dám xin “bám” theo các lớp anh chị để hỗ trợ cầm đàn, chân mic để xem và học hỏi cách mọi người biểu diễn. Qua 2 tháng sau, cậu mới được tự mình biểu diễn và nhận những đồng cát-xê đầu tiên. Hiện tại, cậu đã có thể theo đoàn đi biểu diễn ở nhiều nơi và tham gia các cuộc thi lớn nhỏ.

Klong Ha Tranh (thứ 3 từ trái sang) trong chuyến đi diễn cùng đoàn. Ảnh: NVCC
Klong Ha Tranh (thứ 3 từ trái sang) trong chuyến đi diễn cùng đoàn. Ảnh: NVCC

Bạn Tranh tâm sự: “Việc đi theo đoàn diễn tại các show trong và ngoài tỉnh là cơ hội tuyệt vời để em tạo dựng các mối quan hệ và những bài học giúp em trưởng thành hơn mỗi ngày. Em luôn biết bản thân mình muốn gì và cần gì, nên khi quyết định đi làm thêm thì tiền không phải là mục tiêu đầu tiên em hướng đến mà là những kỹ năng và trải nghiệm thực tế sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập và cả tương lai”.

Sau những giờ học tại trường, bạn Rơ Châm Chiến-Sinh viên ngành Công nghệ ô tô (Trường Cao đẳng Gia Lai) lại trở về và bắt đầu làm thêm tại gara ô tô trên đường Tôn Thất Tùng (TP. Pleiku) với công việc chính là sơn xe. Chiến cho hay: “Mình cảm thấy may mắn vì được làm công việc hiện tại, không giống với những việc trước đây đã từng làm như phụ quán ăn, quán cà phê, nhân viên giao hàng… Công việc hiện tại này tuy lương không cao nhưng cũng là cơ hội để mình rèn luyện trong môi trường thực tế, hiểu bản chất của công việc và áp dụng những kiến thức từ trường lớp vào thực hành. Tuy nhiên, mình cũng phải sắp xếp thời gian hợp lý để cân bằng giữa việc làm thêm và việc học. May mắn là mọi người đều tạo điều kiện và hỗ trợ mình rất nhiều”.

Với bạn Trịnh Thị Mai (phường Ia Kring, TP. Pleiku) thì lại khác, cô tìm tòi học cách móc len và biến nó trở thành niềm đam mê có thể mang lại nguồn thu nhập trong 3 tháng hè. Mai chủ yếu làm những sản phẩm như móc khóa, hoa, túi xách, kẹp tóc... theo yêu cầu của khách hàng.

“Một sản phẩm hoàn thành có thể mất từ 2-3 ngày, lâu hơn thì khoảng từ 7-15 ngày mới đến được tay khách hàng. Buổi tối, mình tranh thủ mang các món hàng ra bày bán tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) với mong muốn được tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Đây cũng là bước đầu giúp mình tiến gần hơn với ước mơ trở thành cô chủ nhỏ của tiệm đan móc”-Mai vui vẻ nói.

Cô bạn Trịnh Thị Mai với gian hàng nhỏ xinh tại Quảng Trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Trân Trân

Cô bạn Trịnh Thị Mai với gian hàng nhỏ xinh tại Quảng Trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Trân Trân

Làm thêm dịp hè không phải là một điều mới mẻ, nhưng đó cũng là một bước đệm cần thiết để các bạn học sinh-sinh viên có những trải nghiệm thực tế khi bước chân ra ngoài xã hội, từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá cho tương lai.

Chia sẻ của Klong Ha Tranh về công việc làm thêm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Thực hiện: Trân Trân

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.