Khí phách tuổi 18

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 18 tuổi, người du kích ấy bị địch bắt. Ở cả 2 trại giam Pleiku và Phú Quốc, anh đã khiến kẻ thù vừa tức giận lại vừa nể phục.

“Trại giam tù binh Phú Quốc-Những trang sử đẫm máu, 1967-1973” là cuốn sách được nhiều người tìm đọc kể từ khi Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh phát hành lần đầu tiên vào năm 1995. Tác giả Trần Văn Kiêm vốn là một cựu tù sống sót trở về từ chốn “địa ngục trần gian” này. Vì vậy, hơn 300 trang viết của ông không chỉ là sự hồi nhớ, phản ánh, mổ xẻ tư liệu lưu trữ mà là còn là sự trải nghiệm bản thân. Trong rất nhiều câu chuyện cảm động và chân thực, có một “giai thoại” đặc biệt, liên quan đến Pleiku.

Chửi thẳng mặt Tư lệnh Quân đoàn 2

Theo tác giả, một hôm, Thiếu tướng Lữ Lan-Tư lệnh Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa ghé thăm Trại giam tù binh Pleiku (khu vực hiện nay thuộc tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Khi các tù binh ra sân xếp hàng, thấy du kích tên Hoàng (khoảng 18 tuổi, quê Đà Nẵng) trắng trẻo nên viên tướng này bảo người tù đó đứng dậy, hỏi có biết chào kính không và thực hiện việc chào mình. Anh Hoàng trả lời bản thân chỉ biết chào cha mẹ và đồng đội thôi.

Cuốn sách có lời giới thiệu của Thượng tướng Trần Văn Trà-nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Việt Nam. Ảnh: N.Q.T

Cuốn sách có lời giới thiệu của Thượng tướng Trần Văn Trà-nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Việt Nam. Ảnh: N.Q.T

Nghe vậy, Lữ Lan chỉ vào ngực mình, hỏi: “Mày có biết tao là ai không?”. Hoàng nhìn ông ta từ đầu đến chân rồi đáp: “Tưởng ai, té ra là một thằng ngụy”.

Tư lệnh Quân đoàn 2 tức giận đánh vào miệng Hoàng, khiến anh sụm xuống, gãy răng, máu chảy đầy miệng. Liền đó, tù binh Hoàng đứng lên, lấy tay quyệt máu rồi nhìn thẳng vào mặt Lữ Lan và nói: “Ông nói ông là tướng nhưng hành vi của ông như một thằng côn đồ”. Tướng Lữ Lan xanh mặt, bỏ đi. Tù binh Hoàng nổi tiếng từ đó.

Chúng tôi tra lại tài liệu thì được biết, Trại giam tù binh Pleiku do Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa quản lý, tồn tại từ năm 1966 đến năm 1972. Tướng Lữ Lan lên Pleiku từ cuối tháng 2-1968 (thay tướng Vĩnh Lộc). Đến tháng 8-1970, chức Tư lệnh Quân đoàn 2 được bàn giao lại cho Thiếu tướng Ngô Du.

Đấm thẳng mặt sĩ quan quân cảnh khét tiếng

Sau thời gian ở Pleiku, du kích Hoàng cùng nhiều tù binh khác bị đày ra đảo Phú Quốc. Tại đây, người tù trẻ tuổi ấy tiếp tục gây chấn động nơi này bằng một hành động hiếm có, ở Phân khu C6.

Tác giả Trần Văn Kiêm kể rằng, do đã nghe tiếng “cậu Hoàng” từ vụ việc ở Pleiku, ngày nọ, Trung úy Hiển mặc đồ dân sự gọi anh ra gặp. Sau khi quan sát người tù binh, sĩ quan Hiển nói: “Tưởng sao, hóa ra mày là thằng ranh con, đái trong quần còn chưa biết dơ hay sạch. Đất liền nhu nhược để mày lộng hành, bây giờ ra đây chúng tao sẽ trị cho mày biết tay”.

Trung úy Hiển bắt anh Hoàng đứng nghiêm rồi đưa chiếc còi lên hỏi: “Cái này là cái gì?”. Anh trả lời: “Cái tu hít”. Nghe xong, Hiển đánh bốp vào đầu người tù trẻ. Anh Hoàng đếm: Một cái. Hiển tiếp tục đưa còi lên hỏi và đánh, sau khi người tù binh trẻ vẫn trả lời đó là cái tu hít và đếm cú đánh thứ 2. Trung úy Hiển nói: “Đây là con gà cồ. Tao bảo sao phải nói vậy, không được cãi. Cãi là bị đòn. Mày hiểu chưa?”.

Anh Hoàng vẫn trả lời như cũ và tiếp tục bị đánh nặng hơn trong lần thứ 3. Liền đó, anh vung tay đấm thẳng vào mặt gã giám thị khét tiếng ở Phú Quốc. Bị bất ngờ, Hiển không né kịp, lãnh nguyên cú đánh vào mũi, khiến máu chảy loang lổ cả chiếc sơ mi trắng. Trung úy Hiển đổi sắc mặt, tay chùi máu, miệng nói: “Đúng là ông Hoàng”.

Không chỉ cho anh Hoàng trở lại trại một cách bình thường, hành động phi thường của người tù trẻ này còn làm Hiển khâm phục anh thời gian sau đó.

Trao đổi với tác giả, ông Nguyễn Văn Thuận (nhà số 410/41/13 Lý Thái Tổ, TP. Pleiku), cựu tù binh Phú Quốc (1968-1973) xác nhận: Ông có thời gian ở chung phòng giam cùng tác giả Trần Văn Kiêm và chính ông từng nghe đồng đội kể về hành động can trường của du kích Hoàng. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Trao đổi với tác giả, ông Nguyễn Văn Thuận (nhà số 410/41/13 Lý Thái Tổ, TP. Pleiku), cựu tù binh Phú Quốc (1968-1973) xác nhận: Ông có thời gian ở chung phòng giam cùng tác giả Trần Văn Kiêm và chính ông từng nghe đồng đội kể về hành động can trường của du kích Hoàng. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Trao đổi với người viết bài này, ông Nguyễn Văn Thuận (nhà số 410/41/13 Lý Thái Tổ, TP. Pleiku), cựu tù binh Phú Quốc (1968-1973) xác nhận: Ông có thời gian ở chung phòng giam cùng tác giả Trần Văn Kiêm và chính ông từng nghe đồng đội kể về hành động can trường của du kích Hoàng. Thời gian đó, ở Phú Quốc, tù nhân thường nhắc đến các nhân vật ác ôn nổi tiếng toàn đảo, đứng đầu là Trung úy Hiển, Trưởng ban Giám thị kiêm Trưởng ban An ninh, tiếp theo là Thiếu úy Dốc và Thượng sĩ Nhu. Vẫn theo ông Thuận, trong hoàn cảnh tù ngục, kẻ địch kiếm cớ muốn đánh mình bất cứ lúc nào. Ngược lại, tù nhân rất ít có cơ hội đánh lại chúng đặc biệt là phản kháng trực tiếp và dữ dội như anh Hoàng.

Đối chiếu thêm một số tài liệu lịch sử, chúng tôi tin câu chuyện về nhân vật du kích tên Hoàng cựu tù ở Pleiku và Phú Quốc chắc chắn có thật. Nhưng “ông Hoàng” là ai, số phận của người tù trẻ tuổi đầy khí phách ấy sau đó ra sao, cho đến nay vẫn còn phải tiếp tục tìm hiểu. Tồn tại từ 1967 đến 1973, Trại giam tù binh Phú Quốc từng giam giữ, đày đọa hơn 30.000 người yêu nước, nhiều tù nhân trong số đó đã vĩnh viễn nằm lại nơi này. Nếu du kích Hoàng không hy sinh trước ngày được trao trả, hẳn là đồng đội ông đã có thông tin liên quan. Trong một nỗ lực tìm kiếm, xác minh tư liệu lịch sử tỉnh Gia Lai, qua bài viết nhỏ này, chúng tôi mong nhận được phản hồi từ quý bạn đọc cho trường hợp cụ thể nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Tuyên truyền kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích cho học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An

Tuyên truyền kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích cho học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An

(GLO)- Ngày 7-1, Trung tâm học tập cộng đồng phường Tây Sơn (TP. Pleiku) phối hợp với Công an phường, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn phường Tây Sơn tuyên truyền Luật Trẻ em, phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước cho hơn 1.200 học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn).

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.