Emagazine

E-magazine “Khát nước” bên công trình thủy nông - Kỳ 1: Hồi sinh những vùng “đất khát”


Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song những năm qua, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của trung ương, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư cho công tác thủy lợi, tạo tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống người dân. Không ít công trình thủy lợi “ý Đảng, lòng dân” đã được đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả, góp phần hồi sinh nhiều vùng “đất khát”.



Từ bao đời nay, người dân vùng “chảo lửa” Krông Pa luôn đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mưa ít, nắng nóng kéo dài khiến vùng đất này luôn khô khát, sản xuất nông nghiệp gặp vô vàn bất lợi. Trước thực trạng đó, năm 2004, Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Ia Mlah với tổng vốn thời điểm đó là 396 tỷ đồng (nếu tính trượt giá và phát sinh một số hạng mục thì tổng vốn tăng lên 723 tỷ đồng). Ban Quản lý Dự án Thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và PTNT) giao cho Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý công trình từ ngày 24-9-2008.



Năm 2010, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hồ chứa có dung tích hơn 54,1 triệu m3, dung tích đến mực nước gia cường hơn 58,7 triệu m3. Lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính xã Ia Mlah và xã Đất Bằng. Khu vực hưởng lợi nằm ở hai bên sông Ia Mlah, từ công trình đầu mối đến sông Ba thuộc địa phận các xã: Ia Mlah, Đất Bằng, Chư Gu, Chư Ngọc, Phú Cần và thị trấn Phú Túc. Hệ thống kênh chính dài 17,5 km, năng lực tải nước 4,2 m3/s; kênh cấp I dài 34,23 km, kênh nhánh dài 25,37 km.



Cuối năm 2019, công trình thủy lợi Plei Keo cũng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong niềm vui khôn xiết của người dân xã Ayun, huyện Chư Sê. Đây là món quà ý nghĩa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành tặng người dân xã anh hùng với mong muốn tạo “cú hích” giúp Ayun sớm thoát khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn. Công trình có tổng mức đầu tư gần 120 tỷ đồng do UBND huyện Chư Sê làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 6-2018. Theo thiết kế, thủy lợi Plei Keo có năng lực tưới khoảng 500 ha cây trồng. Dự án được chia thành 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 tiến hành xây dựng hồ đập; giai đoạn 2 đầu tư hệ thống kênh chính có tổng chiều dài trên 15 km.



Ngoài ra, một số công trình thủy lợi “ý Đảng, lòng dân” khác cũng được quan tâm đầu tư với số vốn lớn như: hồ chứa nước Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh) với diện tích tưới 1.620 ha, cấp nước sinh hoạt cho 48.300 người dân, tổng kinh phí đầu tư 222 tỷ đồng; hồ Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) với diện tích thiết kế 600 ha, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng; hồ Tầu Dầu 2 (huyện Đak Pơ) có diện tích tưới 555 ha, cấp nước sinh hoạt cho 7.500 người dân, vốn đầu tư 197 tỷ đồng; hồ thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông) với diện tích tưới 12.500 ha lúa nước và hoa màu của 2 tỉnh Gia Lai (8.500 ha) và Đak Lak (4.000 ha), vốn đầu tư 2.796 tỷ đồng; thủy lợi Ia Púch (huyện Chư Prông) cấp nước cho 300 ha, vốn đầu tư 53 tỷ đồng…



Ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Tổng năng lực tưới của 19 hồ chứa đang khai thác là 28.122 ha. Ngoài đảm bảo nguồn nước tưới, các công trình thủy lợi lớn còn phục vụ đa mục tiêu như: cấp nước phát điện, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phục vụ du lịch, điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy vào mùa khô, bảo vệ môi trường nước… Hệ thống kênh mương các công trình thủy lợi lớn hầu hết đã được kiên cố hóa. Hiệu quả phục vụ của các công trình so với năng lực thiết kế bình quân đạt khoảng 70%, một số công trình phát huy đạt và vượt năng lực thiết kế ban đầu.



Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một cực đoan, các công trình thủy lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giữ, điều tiết nước cũng như góp phần phòng-chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì thế, khi công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mlah được khởi công xây dựng đã đem lại niềm vui cùng kỳ vọng cho hàng ngàn nông dân vùng “chảo lửa” Krông Pa.


Theo bà Phạm Thị Vân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mlah, toàn xã có hơn 1.500 ha đất sản xuất nông nghiệp. Người dân chủ yếu trồng các loại cây như: lúa nước, mì, dưa hấu, thuốc lá, bắp, mía, đậu và rau các loại. Với lợi thế về thủy lợi, những năm qua, xã đã tập trung lãnh đạo, hướng dẫn người dân sản xuất đạt và vượt kế hoạch gieo trồng đề ra. Trong đó, tập trung đầu tư về giống, kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển nông-lâm nghiệp kết hợp nhằm đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. “Từ khi đưa vào hoạt động, công trình thủy lợi Ia Mlah đã làm sống dậy một vùng đất khát. Người dân bắt đầu thâm canh, tăng vụ, năng suất cây trồng không ngừng cải thiện. Bộ mặt nông thôn của xã theo đó cũng có nhiều đổi thay đáng kể, đời sống bà con dần no ấm”-bà Vân nhìn nhận.



Ông Hồ Văn Thảo-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cũng khẳng định: Vùng “chảo lửa” Krông Pa thật sự được “giải nhiệt” kể từ khi đại công trình thủy lợi Ia Mlah đi vào hoạt động. Công trình đã góp phần đánh thức tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.



Tương tự, vùng đất khô cằn Ayun (huyện Chư Sê) cũng đã được hồi sinh nhờ nguồn nước mát từ công trình thủy lợi Plei Keo. Những ruộng lúa nước 2 vụ, những cánh đồng hoa màu xanh tốt hiện hữu ngày một nhiều quanh đại công trình này. Phấn khởi trước vụ lúa Đông Xuân được cả mùa lẫn giá.



Ông Nguyễn Đức Cường-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ayun cũng cho rằng, đời sống người dân và bộ mặt nông thôn xã Ayun đã đổi thay nhiều kể từ khi công trình thủy lợi Plei Keo đưa vào sử dụng. “Để phát huy hiệu quả công trình, chúng tôi đã trực tiếp hướng dẫn người dân đẩy mạnh sản xuất lúa nước 2 vụ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”-ông Cường cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.