Kbang ra mắt Câu lạc bộ "Phụ nữ nói không với rác thải nhựa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 21-6, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang tổ chức truyền thông bảo vệ môi trường và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa” tại xã Đông.

  Ra mắt Câu lạc bộ
Ra mắt Câu lạc bộ "Phụ nữ nói không với rác thải nhựa" tại xã Đông, huyện Kbang. Ảnh: Minh Châu

Tại buổi truyền thông, các hội viên, phụ nữ được tiếp thu kiến thức về thực trạng về rác thải nhựa hiện nay, vai trò của các tổ chức cơ sở Hội trong việc gương mẫu, tiên phong không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Thực hiện phân loại rác tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải, chất thải nhựa và các chất thải khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường...

Dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa” với 25 thành viên. Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ, có vai trò tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường; tổ chức các hoạt động thu gom, phân loại rác sinh hoạt tại gia đình, khu dân cư; tổ chức hoạt động gây quỹ từ thu gom chất thải nhựa như mô hình “Ve chai tình thương”, “Biến rác thải thành tiền”, “Ngôi nhà xanh tiết kiệm-Đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em nghèo”.

 

MINH CHÂU
 

Có thể bạn quan tâm

Phường Đoàn Kết ra quân lập lại trật tự đô thị

Phường Đoàn Kết ra quân lập lại trật tự đô thị

(GLO)- Từ ngày 15-7, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai đợt cao điểm ra quân tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị nhằm khắc phục triệt để tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua.
Mỗi năm, Việt Nam thải ra hơn 30 tỷ túi ni lông

Mỗi năm, Việt Nam thải ra hơn 30 tỷ túi ni lông

(GLO)- Tại Việt Nam, mỗi năm cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có hơn 30 tỷ túi ni lông. Trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi ni lông/tháng; trong đó hơn 80% đều bị thải bỏ sau khi dùng 1 lần, số lượng được xử lý rất ít.