Hòn đảo dệt bằng cỏ trôi nổi trên biển suốt 1000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người ta ví von rằng hòn đảo này giống như được dệt bằng cỏ, nhìn rất độc đáo.

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều hòn đảo trên thế giới và mỗi hòn đảo đều có hình dạng, vị trí, đặc điểm riêng. Nhưng liệu bao nhiêu người đã nghe thấy hòn đảo được làm từ những cây lau sậy và thậm chí đã tồn tại được 1000 năm. Trong thời đại công nghệ hiện nay, những người dân trên đó vẫn miệt mài sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

 
 




Hòn đảo nhân tạo này là một lục địa cỏ được dệt từ lau sậy, nằm trên hồ Titicaca ở cao nguyên của Bolivia và Peru. Vậy làm thế nào mà "đồng cỏ" này được tạo ra? Theo hướng dẫn viên du lịch tại đây, vào thời cổ đại người Urus bản địa bị người Inca tấn công, để tránh tai họa do chiến tranh gây ra, họ chỉ có thể di chuyển bằng thuyền đến hồ "Tikka", sau đó họ sử dụng những cây sậy để dệt nên hòn đảo này. Ý định ban đầu là để bảo vệ nhưng người dân cảm thấy sống trên đảo cũng rất hạnh phúc và hòn đảo ấy tồn tại cho đến ngày nay.

 

 





Mặc dù đảo nổi không khó để thực hiện nhưng cũng có một sự bất tiện là những cây sậy được dệt chỉ tồn tại được 1 năm, sau đó người dân sẽ tái tạo và làm lại cái mới. Những người lần đầu tiên đặt chân lên đảo nổi này cảm thấy rất hoang mang, người dân sống trên đây không sợ hòn đảo này bị chìm sao. Trên thực tế, đảo này có độ dày 1.5 mét, có thể nổi hoàn toàn vì thế người dân hoàn toàn không lo lắng về vấn đề này.

 

 




Nhiều người ví "đồng cỏ" này như thiên đường, nơi người dân có thể cười vui và sống hạnh phúc mỗi ngày. Hằng ngày, đàn ông thì câu cá, đánh bắt vịt trời trong khi phụ nữ dệt và xay bột. Cuộc sống của họ không lo lắng bất kỳ điều gì, chỉ cần đủ bữa sống qua ngày là đã cảm thấy mãn nguyện.

 

 
 



Hòn đảo nổi nhân tạo này có kích thước khổng lồ, bao gồm các đảo lớn nhỏ, đảo lớn thì có trường học, cửa hàng, nhà thờ...đảo nhỏ thì người dân sinh hoạt. Theo cuộc điều tra dân số năm 1997, "đảo cỏ" này có tổng cộng 2000 người sinh sống, nhưng cùng với sự tiến bộ của xã hội, rất nhiều người đã bỏ nơi này để đến những vùng đất khác sinh sống, thế nên dân số hiện nay chỉ còn khoảng vài trăm người.

PHAN HẰNG ( Theo SOHU/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

null