Emagazine

E-magazine Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II: Hội tụ bản sắc, thắm tình đoàn kết



Hội thi năm nay quy tụ gần 500 vận động viên (VĐV) của 13 tỉnh có người DTTS sinh sống ở khu vực phía Nam gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Lâm Đồng, Đak Nông, Đak Lak, Kon Tum và chủ nhà Gia Lai. So với Hội thi lần thứ XII tổ chức ở tỉnh Quảng Ngãi năm 2022, giải lần này có thêm đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu tham gia. Hội thi có sự góp mặt của 25 dân tộc anh em như: Jrai, Bahnar, Ê Đê, Chăm, Cơ Tu, Xê Đăng, Ca Dong, Tày, Mường, Chơ Ro…


Với sự hội tụ đông đảo các dân tộc, hội thi mang ý nghĩa sâu sắc hơn cả một giải đấu thể thao đơn thuần. Đây là sự kiện tôn vinh giá trị truyền thống cũng như thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Một trong những điểm nhấn thể hiện điều đó chính là lễ khai mạc long trọng và hoành tráng. Thay vì tổ chức ở nhà thi đấu như những sự kiện thể thao khác, lễ khai mạc hội thi được diễn ra ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) với nhiều nội dung ý nghĩa như: đại biểu và các đoàn VĐV dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, dâng hương tại nơi thờ Bác; trình diễn cồng chiêng; rước cờ Tổ quốc, rước ảnh Bác Hồ, diễu hành của các đoàn VĐV tham gia hội thi…


Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Trưởng ban tổ chức hội thi-nhấn mạnh: “Hội thi được khai mạc ở một nơi rất ý nghĩa là Quảng trường Đại Đoàn Kết, nơi có Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Công trình này được ví như trái tim của tinh thần đoàn kết các dân tộc tại Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung”.

Với tinh thần ngày hội, các đoàn VĐV đã sôi nổi so tài, giao lưu học hỏi lẫn nhau, giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình với các dân tộc anh em. Ông Nguyễn Liên Phương-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi-cho hay: “Đây không chỉ là một ngày hội giao lưu thể thao mà hơn cả là giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc, giúp họ ngày càng đoàn kết hơn. Tỉnh Quảng Ngãi rất chú trọng bảo tồn, phát triển các môn thể thao DTTS. Chúng tôi xem hội thi là sự kiện lớn và đã chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng để tranh tài với các đơn vị bạn”.

Hội thi nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc khi mà nhiều môn thi đấu là các trò chơi dân gian truyền thống được nâng cấp lên như bắn nỏ, đẩy gậy, cà kheo, kéo co. Tại hội thi, các VĐV tham gia so tài ở 7 môn gồm: việt dã, bóng đá nam, bóng chuyền nam-nữ, bắn nỏ-ná, cà kheo, đẩy gậy và kéo co. Một số môn thể thao ít nhiều mai một trong cộng đồng các dân tộc, song qua các lần tổ chức hội thi đã dần “hồi sinh”.



Chị Đào Thị Tuyền (dân tộc Chơ Ro, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) chia sẻ: “Cũng như nhiều dân tộc khác, người Chơ Ro cũng chơi cà kheo. Sau này, do không được duy trì thường xuyên nên ít người biết đi và biết làm cà kheo. Nhờ hội thi thể thao các DTTS mà chúng tôi quay lại tập luyện và tham gia thi đấu. Các em nhỏ trong làng thấy vậy cũng thích thú học theo. Giờ người Chơ Ro có nhiều thanh-thiếu niên tập chạy cà kheo và chạy rất nhanh. Hội thi còn tạo cơ hội để chúng tôi gặp gỡ, tìm hiểu về các dân tộc khác. Chúng tôi tìm thấy nhiều điểm chung trong văn hóa của nhau và cả sự độc đáo, thú vị riêng mà nếu không tham gia hội thi thì sẽ không biết được”.



Với tính chất giao lưu, học hỏi song các đoàn VĐV cũng thể hiện quyết tâm cao để giành thành tích về cho đơn vị mình. Do đó, các cuộc tranh tài tại hội thi đã diễn ra rất quyết liệt, hấp dẫn. Không ít bất ngờ thú vị đã được tạo ra từ các đoàn vốn không được đánh giá cao. Ví dụ như đoàn Kon Tum đã có sự bứt phá mạnh mẽ ở môn đẩy gậy vốn là thế mạnh của đoàn Đak Lak. Các VĐV Đak Lak không chỉ nắm giữ vị trí số 1 môn đẩy gậy tại khu vực phía Nam mà ở Hội thi thể thao các DTTS toàn quốc hay Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX, họ cũng luôn là ứng viên đáng gờm trong cuộc đua vô địch.



Tuy vậy, ở hội thi năm nay, đoàn Kon Tum đã làm nên bất ngờ khi giành đến 8 huy chương vàng, 3 huy chương bạc ở môn đẩy gậy, vượt qua đoàn Đak Lak với 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Cũng ở môn thi này, đoàn Bình Phước xuất sắc giành được 3 tấm huy chương vàng. Trong khi đó, do có sự thay đổi lớn về lực lượng nên đoàn chủ nhà Gia Lai đã gây thất vọng khi chỉ giành được 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 5 huy chương đồng.

Ở môn bóng chuyền nam, đoàn Đak Lak đã giữ vững thành tích vô địch này trong nhiều kỳ tổ chức hội thi. Năm nay, họ tiếp tục khởi đầu với khí thế hừng hực và giành chiến thắng dễ dàng với tỷ số 2-0 trước đội Kon Tum. Ở trận đấu quyết định với đội Đak Nông, các VĐV Đak Lak cũng đã có chiến thắng nhẹ nhàng ngay trong set đầu. Tuy nhiên, ưu thế đó đã không được duy trì khi đội Đak Nông có sự vùng lên mạnh mẽ. Kết quả, đội Đak Lak đã để thua ngược với tỷ số 1-2. Cùng với thắng lợi 2-0 trước Gia Lai và 2-1 trước Kon Tum, đội Đak Nông đã bước lên ngôi vô địch môn bóng chuyền một cách đầy thuyết phục.



Trong khi đó, đây là kỳ hội thi mà các VĐV Gia Lai gây ấn tượng mạnh ở môn cà kheo. Ở các hội thi trước, đây cũng là môn thế mạnh của thể thao Gia Lai nhưng chưa thực sự vượt trội so với các đối thủ. Còn ở hội thi được tổ chức trên sân nhà, các VĐV Gia Lai đã thi đấu đầy nỗ lực để giành 6 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng trong tổng số 8 nội dung đăng ký. Trong đó, VĐV Rơ Châm Dác giành 2 huy chương vàng ở cự ly 100 m và 300 m nữ với phong độ thi đấu cực kỳ ấn tượng, luôn bỏ xa đối thủ của mình khi về đích.



Các VĐV bắn nỏ-ná của đoàn Gia Lai cũng tạo ấn tượng nhất định tại hội thi khi giành được 2 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. 2 tấm huy chương vàng thuộc về VĐV Ksor Lok ở nội dung bắn nỏ cá nhân nam tư thế quỳ và H’Thuên ở nội dung bắn ná cá nhân nữ tư thế quỳ. Ở môn thi này, các VĐV Đak Lak đã thi đấu xuất sắc và giành được 4 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 3 huy chương đồng; đứng trên đoàn Bình Định với 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.



Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải cho 5 đơn vị có thành tích xuất sắc nhất dựa theo điểm số tương ứng với các bộ huy chương cũng như số lượng vận động viên (VĐV) tham gia. Qua đó, đoàn Đak Lak giành vị trí thứ nhất với 548 điểm; đoàn Gia Lai xếp thứ 2 với 381 điểm, đoàn Kon Tum xếp thứ 3 với 377 điểm; đoàn Quảng Ngãi xếp thứ 4 với 201 điểm và đoàn Đak Nông xếp thứ 5 với 176 điểm.

Có thể bạn quan tâm

Chung mạch nguồn cách mạng

E-magazineChung mạch nguồn cách mạng

(GLO)- Nếu Gia Lai tự hào có Căn cứ địa cách mạng Khu 10 (xã Krong, huyện Kbang) thì Khu căn cứ kháng chiến Cư Ju-Dliê Ya là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của tỉnh Đak Lak. Khu căn cứ kháng chiến Cư Ju-Dliê Ya cũng là di tích có vị trí đặc biệt nằm trên địa giới hành chính huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

E-magazineQuan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, diễn ra trong năm Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (2013-2023). Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt bước tiến dài trong hợp tác song phương.

Mùa hè tình nguyện vì cộng đồng

E-magazineMùa hè tình nguyện vì cộng đồng

(GLO)- Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè hàng năm đã trở thành hoạt động cao điểm, ghi dấu ấn của tuổi trẻ qua những công trình, phần việc mang lại lợi ích cho cộng đồng, tạo ấn tượng đẹp trong lòng người dân. Chiến dịch vừa tạo môi trường rèn luyện, cống hiến, vừa khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) viết tiếp hành trình tình nguyện.

Thể thao Gia Lai với khát vọng vươn tầm

E-magazineThể thao Gia Lai với khát vọng vươn tầm

(GLO)- Gia Lai là tỉnh còn nhiều khó khăn với khoản đầu tư cho thể thao tương đối hạn hẹp. Song nhiều năm qua, các thế hệ vận động viên (VĐV) đã nỗ lực vượt khó để ghi dấu ấn không chỉ tại đấu trường quốc gia mà còn hướng tới sân chơi khu vực và châu lục.

Pleiku xứng đáng là “đầu tàu” du lịch

E-magazinePleiku xứng đáng là “đầu tàu” du lịch

(GLO)- Trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, TP. Pleiku xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Pleiku đã và đang khẳng định vị thế “đầu tàu” ngành du lịch của tỉnh.

Vùng đất đa sắc màu văn hóa

E-magazineVùng đất đa sắc màu văn hóa

(GLO)- Cùng với người Kinh và đồng bào dân tộc bản địa, những năm qua, một bộ phận dân cư thuộc các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái… từ phía Bắc di cư vào các huyện, thị xã phía Đông tỉnh lập nghiệp. Trên quê hương thứ 2, cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết phát triển kinh tế và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, góp phần tô thắm vườn hoa sắc màu văn hóa của các dân tộc anh em.

“Di sản sống” của đô thị Pleiku

E-magazine“Di sản sống” của đô thị Pleiku

(GLO)- Chùa An Thạnh nằm ở ngoại ô Pleiku, 4 mùa đón gió từ đồng xanh An Phú. Từ xa đã thấy bóng ngọn cây tùng vươn lên giữa trời xanh mây trắng. Và trong gió, tiếng chuông chùa vang ngân giữa không gian im vắng của đồng quê, cảm giác như đang trở về dưới mái hiên nhà.

Đặc sản bản địa trở thành sản phẩm OCOP

E-magazineĐặc sản bản địa trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Những sản vật đặc trưng của người Jrai, Bahnar đang dần tiến vào lĩnh vực OCOP như một “sứ giả’’ văn hóa của vùng miền. Từ đó, người dân bản địa thêm tự tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quảng bá văn hóa dân tộc.

Tìm giải pháp nâng cao chỉ số DDCI, PCI và PGI

E-magazineTìm giải pháp nâng cao chỉ số DDCI, PCI và PGI

(GLO)- Sáng 17-8, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) và bàn kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023

Chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng”: Lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng

E-magazineChiến dịch “Kỳ nghỉ hồng”: Lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng

(GLO)- Với phương châm “Lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng”, chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” năm 2023 đã phát huy tinh thần trách nhiệm của lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân, doanh nhân trẻ. Tùy theo điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, các hoạt động trong chiến dịch đã góp sức trẻ giải quyết vấn đề an sinh xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Du lịch Gia Lai hướng tới mục tiêu 1,1 triệu lượt khách

E-magazineDu lịch Gia Lai hướng tới mục tiêu 1,1 triệu lượt khách

(GLO)- Ngành du lịch Gia Lai trong 7 tháng qua có sự tăng trưởng ấn tượng cả về lượng khách lẫn doanh thu so với cùng kỳ năm 2022, đạt hơn 62,7% về lượng khách và hơn 63,8% doanh thu so với kế hoạch. Với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn sẽ diễn ra dịp cuối năm, ngành du lịch hoàn toàn có thể tin tưởng đạt mục tiêu đón 1,1 triệu lượt khách, doanh thu 700 tỷ đồng trong năm 2023.

Hợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ cuối: Tháo gỡ “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách

E-magazineHợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ cuối: Tháo gỡ “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách

(GLO)- Các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang cần được “cởi trói” về cơ chế, chính sách, con người… để phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Qua đó, trở thành “điểm tựa” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, đóng góp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 2: Thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ mạnh

E-magazineHợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 2: Thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ mạnh

(GLO)- Qua hơn 10 năm triển khai, Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 đã có tác động tích cực trên nhiều mặt, nhận thức của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về HTX được nâng lên. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các HTX vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ mạnh

Hợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 1: Động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn

E-magazineHợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 1: Động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn

(GLO)- Thời gian qua, kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để HTX thực sự trở thành “điểm tựa” trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Gia Lai cần có những giải pháp đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy lẫn công nghệ sản xuất của loại hình kinh tế này.

Cơ hội phát triển cây dược liệu

E-magazineCơ hội phát triển cây dược liệu

(GLO)- Trong chuyến khảo sát môi trường đầu tư tại Gia Lai mới đây, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã được các sở, ngành giới thiệu, quảng bá tiềm năng phát triển cây dược liệu tại địa phương. Đặc biệt, việc trồng thử nghiệm cây sâm Hàn Quốc tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang) đã mở ra cơ hội hợp tác mới.