Hiệu quả từ phong trào nông dân sản xuất giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Mang Yang có tổng diện tích tự nhiên 112.676 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 24.692 ha; đất lâm nghiệp 71.539 ha; còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Toàn huyện hiện có 13.304 hộ với 60.532 nhân khẩu (dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%), đặc biệt, trên địa bàn huyện hơn 90% dân số là lao động sản xuất nông nghiệp. Để giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, trong những năm qua các cấp chính quyền địa phương đã và đang triển khai thực hiện các phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân tham gia bảo vệ quốc phòng-an ninh”…

 Hồ tiêu là cây trồng chủ lực giúp nông dân huyện Mang Yang thoát nghèo. Ảnh: Lê Nam
Hồ tiêu là cây trồng chủ lực giúp nông dân huyện Mang Yang thoát nghèo. Ảnh: Lê Nam

Thông qua các phong trào, nhiều hộ nông dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng hợp lý để đạt năng suất và chất lượng cao trên cùng một đơn vị diện tích so với trước. Sản xuất chuyên canh những loại cây trồng mà nhu cầu thị trường cần. Triển khai đa dạng các mô hình kinh tế như: sản xuất nông nghiệp kết hợp với dịch vụ tổng hợp, trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, mô hình VAC, VACR... Vì vậy nhiều hộ nông dân đã trở thành gương điển hình tiên tiến, đi đầu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi như hộ ông Nguyễn Xuân Ca (thôn Tân Phú, xã Đak Djrăng) trồng tiêu, cà phê hàng năm thu nhập trên 950 triệu đồng/năm; hộ ông Đoàn Ngọc Quảng (tổ dân phố 3, thị trấn Kon Dơng) trồng tiêu, cà phê cho thu nhập 500 triệu đồng/năm; hộ bà Ma Thị Tăng (thôn Châu Sơn, xã Đak Yă) trồng cà phê, tiêu, chăn nuôi thu nhập hơn 440 triệu đồng/năm…

Bà Ma Thị Tăng tâm sự: “Trước đây gia đình tôi rất khó khăn, nhưng khi được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Hội Nông dân, được tập huấn và tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi và được vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện, gia đình đã mua thêm đất để trồng cà phê, tiêu và chăn nuôi. Hiện gia đình trồng được 2 ha cà phê, 3,5 ha cao su, 1 ha hồ tiêu, 1 hồ cá và chăn nuôi khoảng 70 con dê… hàng năm sau khi trừ chi phí thu nhập hơn 440 triệu đồng”.

Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân các cấp luôn chú trọng công tác phối hợp với các ngân hàng giúp nông dân tiếp cận được các nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội hơn 53,4 tỷ đồng với 78 tổ và 3.102 hộ vay; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT hơn 25,5 tỷ đồng, với 4.741 khách hàng còn dư nợ. Được tiếp cận với các nguồn vốn, nhiều hộ dân có điều kiện đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người hiện tại đạt 16,3 triệu đồng/người/năm, tăng 3,3 triệu đồng/người/năm so với năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 28,43% thì nay giảm xuống còn hơn 23,9%...

Ông Trần Văn Minh-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang cho biết: Với vai trò của Hội, trong những năm qua đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến từng hội viên; tuyên truyền và nhân rộng các cá nhân điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi để hội viên học tập và làm theo; vận động hội viên mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất gia đình; nâng cao công tác đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật cho nông dân…

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.